Khám Phá Dinh Bảo Đại (Dinh III) | Du lịch Đà Lạt Chi Tiết

Cùng Mẹo Hay Today Khám Phá Dinh Bảo Đại (Dinh III) | Du lịch Đà Lạt Ngay Nào:


Nằm cách trung tâm Đà Lạt chừng 2km về hướng Tây-Nam, trên một đồi thông ở ở độ cao 1539m đó là Dinh Bảo Đại biệt thự được biết đến với cái tên Dinh III, nơi nghỉ hè của Bảo Đại, vị vua phong kiến cuối cùng của Việt Nam

Giới thiệu Dinh Bảo Đại (Dinh III)


GIỚI THIỆU DINH BẢO ĐẠI ĐÀ LẠT


Dinh Bảo Đại Đà Lạt bao gồm Dinh I, Dinh II, Dinh III. Trong đó Dinh III (là biệt điện của vua Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn, đồng thời cũng là vị hoàng đế cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam.) là nơi được đông đảo du khách tham quan nhất vì đây được bảo tồn nguyên vẹn nhất trong các dinh của Bảo Đại tại Thành Phố Đà Lạt.


Dinh Bảo Đại nhìn từ bên ngoài

Dinh Bảo Đại nhìn từ bên ngoài


Nằm trên đường Triệu Việt Vương, cách trung tâm Tp. Ðà Lạt 2km về hướng Tây Nam trên một đồi thông cao 1539 m. Dinh III là biệt thự nghỉ hè của vua Bảo Ðại được xây dựng từ năm 1933 – 1937.


Biệt điện có 25 phòng ngủ, 2 tầng lầu. Tầng trệt dùng làm nơi hội họp, yến tiệc. Căn phòng làm việc của Vua Bảo Ðại với những ấn tín quân sự, ngọc tỉ của Hoàng đế, quốc thư, quốc kỳ các nước có quan hệ ngoại giao, tượng bán thân của Vua Bảo Ðại và Vua Khải Ðịnh.


Sau khi người Pháp đưa Bảo Đại trở lại nắm quyền từ 1948 rồi thành lập “Hoàng triều cương thổ” vào 1950, nơi đây còn được gọi là biệt điện Quốc trưởng.


 Sau khi Bảo Đại qua Pháp sống lưu vong, Dinh III là nơi nghỉ mát cao cấp của chính phủ Ngô Đình Diệm và sau này là Dinh của Nguyễn Văn Thiệu. Trong nhiều năm, Dinh thuộc Ban Tài chính quản trị tỉnh ủy Lâm Đồng và được giao cho Công ty du lịch dịch vụ Xuân Hương quản lý từ giữa năm 2000.


  Dinh III Bảo Đại 

Dinh III Bảo Đại


Lịch sử và kiến trúc


Công trình được xây dựng trong khoảng từ năm 1933 đến năm 1938, do một kiến trúc sư người Pháp và kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát thiết kế.


Có thể thấy rằng, tất cả các dinh thự đều được nằm ở vị trí trên đỉnh đồi cao, chiếm một diện tích lớn với rừng thông bao phủ xung quanh. Công trình kiến trúc chỉ là một điểm nhấn nhẹ nhàng, thấp thoáng giữa cây cỏ, thiên nhiên. Như vậy, tất cả các dinh thự ở Đà Lạt tuy ảnh hưởng của những hình thức kiến trúc khác nhau nhưng đều có giá trị và đặc biệt là sự hòa hợp với yếu tố tự nhiên, vừa tận dụng vừa tôn tạo thêm cho vẻ đẹp của thiên nhiên.


Dinh III được đánh giá là dinh thự đẹp đẽ và trang nhã nằm giữa một rừng thông thuần chủng, gắn liền với các tiểu cảnh kiến trúc công viên, vườn Thượng Uyển, rừng Ái Ân và một hồ nước nhỏ hòa quyện vào nhau một cách rất hợp lý và thơ mộng.


Dinh được bố trí trên một đỉnh đồi mà trong dự án chỉnh trang Đà Lạt của KTS Hébrard dành cho dinh toàn quyền. Ngọn đồi này có độ cao 1539m ở đường Triệu Việt Vương.


 Tượng vua Bảo Đại

Tượng vua Bảo Đại


Về hình thức kiến trúc, Dinh III cũng là một trong những công trình chịu ảnh hưởng của trào lưu cách tân về kiến trúc ở châu Âu.


Điểm đáng lưu ý ở đây là phía bên phải cổng vào và phía sau dinh có một vườn hoa nhỏ theo kiểu vườn hoa ở các cung điện của Pháp, bố cục theo hình kỷ hà.


 Vườn hoa Dinh Bảo Đại

Vườn hoa Dinh Bảo Đại


Tại đây trồng nhiều cây cảnh được cắt tỉa đẹp, những cụm hồng quý nở quanh năm theo những bố cục đối xứng qua hai trục. Có một bồn hoa rộng phía trước dinh được chăm sóc chu đáo. Những con đường đi dạo nhỏ quanh dinh nằm ẩn mình dưới những tán lá thông, xen kẽ giữa các đám cỏ xanh.


Vườn hoa Dinh Bảo Đại

Vườn hoa Dinh Bảo Đại


Tương tự như dinh II, dinh III cũng là một công trình đồ sộ với hệ thống mái bằng, các mảng – khối được bố cục cân đối nhưng không đối xứng một cách cứng nhắc. Phía trước sảnh chính cũng có mái hiên đưa ra che vị trí đậu xe


. Tầng trệt là phòng khách, các phòng làm việc, văn phòng của vua Bảo Đại, thư viện, các phòng giải trí và một phòng ăn lớn.


Phía trước Dinh Bảo Đại

Phía trước Dinh Bảo Đại


Tầng trệt


Đại sảnh Dinh Bảo Đại Đà Lạt

Đại sảnh Dinh Bảo Đại Đà Lạt


Đây là nơi hội họp, yến tiệc, tiếp khách ngoại quốc và quan chức chính phủ Hoàng Triều Cương Thổ. Cửa chính diện rộng khoảng 4m, có sảnh. Trước khi vào tầng trệt là phòng tiếp tân và các phòng làm việc khác. Phía bên phải là văn phòng của vua Bảo Đại, thư viện. Nơi lưu giữ những ấn tín quân sự, ngọc tỷ của Hoàng đế, quốc thư, quốc kỳ các nước có quan hệ ngoại giao, tượng bán thân của vua Bảo Đại và vua cha Khải Định.


Ngai vàng của Bảo Đại đặt tại Dinh III

Ngai vàng của Bảo Đại đặt tại Dinh III


Phía bên trái là phòng họp và các phòng làm việc khác. Phía trong là phòng giải trí.


Đặc biệt, các phòng làm việc đều được gắn với các tiểu cảnh kiến trúc, các không gian trong và ngoài liên hệ với nhau qua các cửa đi và cửa sổ bằng kính khung thép, tạo ra một khung cảnh hài hòa giữa kiến trúc và thiên nhiên.


Các cửa sổ bằng kính với khung thép của Dinh Bảo Đại

Các cửa sổ bằng kính với khung thép của Dinh Bảo Đại


Tầng lầu


Toàn bộ tầng hai được dùng cho sinh hoạt gia đình, gồm các phòng sinh hoạt, các phòng ngủ của vua Bảo Đại, hoàng hậu Nam Phương, các công chúa và hoàng tử. 


Từ phòng ngủ của vua Bảo Đại có một cửa ra sân thượng còn gọi là Vọng Nguyệt Lầu. Đứng ở đây có thể ngắm nhìn vườn hoa, đường đi dạo, đồi thông và cả thung lũng phía xa xa. Ván gỗ vẫn là vật liệu chính để ốp cầu thang, sàn lầu và làm các vật dụng nội thất của dinh


Toàn bộ tầng lầu dùng cho sinh hoạt gia đình, gồm các phòng:


Phòng ngủ của vua Bảo Đại


Hiện vật trong phòng còn giữ nguyên gồm: 


  • Bàn làm việc. Điện thoại bên trái là của Bảo Đại, điện thoại bên phải là của Nguyễn Văn Thiệu.

  • Chính diện phòng có kệ tủ, bên trên có tượng hình vua Khải Định đặt ở 2 bên. Ở giữa là tượng Bảo Đại. 4 thanh kiếm của thị vệ đại thần. 2 dãy cờ hai bên tượng trưng cho mối bang giao với các nước trên thế giới.

  • Chiếc mũ của Bảo Đại dùng khi đi mô tô. Trong tủ sách có sách văn học và một số kinh thánh. Hai ấn nổi bằng đồng của Bảo Đại lúc làm quốc trưởng.

  • Bên trái căn phòng có bức ảnh gia đình. Ảnh bên trái là vua Bảo Đại. Ảnh bên phải là Thái Tử Bảo Long. Ảnh ở giữa là Nam Phương Hoàng Hậu.


Hiện vật trong phòng

Hiện vật trong phòng


 Phòng tiếp khách – the reception room


Đây là phòng dành cho những vị khách đến chờ để xin yết kiến Vua.


  • Trong phòng còn các hiện vật.

  • Chiếc đàn Piano của Hoàng Hâu và công chúa thường chơi.

  • Bức tranh sơn mài vẽ ngôi đền Angkor do một người bạn Campuchia tặng năm 1951 nhân ngày sinh nhật của Bảo Đại.

  • Bức tranh sơn mài vẽ cảnh Thái Miếu ở Huế.

  • Bên trên lò sưởi có cặp sừng Nin (trâu rừng) do chính Bảo Đại đi săn được ở Krông-Pha.


Phòng tiếp khách thân mật – the intimate-reception room


  • Phòng này vua Bảo Đại dùng để tiếp những người thân tình trong hoàng tộc.

  • Bên trên có cặp sừng nai do chính vua Bảo Đạiđi săn được tại một vùng núi LangBian.


Phòng tiếp khách thân mật

Phòng tiếp khách thân mật


Phòng sinh hoạt gia đình – the family’s living room


Thường sau buổi cơm tối Bảo Đại cùng gia đình sinh hoạt tại đây để chuyện trò, hàn thuyên và giáo dục cho các hoàng tử và công chúa.


Có 6 chiếc ghế: ghế lớn dành riêng cho vua và hoàng hậu, 2 ghế bành hai bên dành cho thái tử và hoàng tử, 3 ghế còn lại dành cho 3 công chúa.


Phòng sinh hoạt gia đình

Phòng sinh hoạt gia đình


Phòng giải trí của Bảo Đại – the distraction room of Bao Dai


Đây là phòng giải trí của Bảo Đại.


Bảo Đại thường chơi cờ, đánh bài hoặc uống trà khi nhàn rỗi.


Có 2 chiếc võng gọi là “Võng Đào” dành riêng cho nhà Vua và Hoàng Hậu.


Phòng trưng bày hình ảnh gia đình và những vật dụng thường ngày

Phòng trưng bày hình ảnh gia đình và những vật dụng thường ngày


Phía ngoài phòng ngủ vua Bảo Đại là lầu Vọng Nguyệt khá đẹp, đây là nơi ngắm trăng ưu thích của vua và hoàng hậu. Dinh Bảo Đại là một trong những kiến trúc Châu Âu độc đáo, là nơi chứa đựng nhiều cổ vật cung đình Huế, nơi cất giữ hầm rượu chìm dưới đất, nơi chứa những sản vật mà Bảo Đại săn bắt được như: 3 bộ da cọp, ngà voi. Giờ đây, Dinh III còn là điểm tham quan hấp dẫn du khách khi đến tham quan thành phố Hoa..


DINH BẢO ĐẠI – NƠI LƯU GIỮ CỔ VẬT


Không chỉ là một công trình kiến trúc mang nhiều ý nghĩa góp phần không nhỏ trong bức tranh kiến trúc của thành phố Đà Lạt, Dinh Bảo Đại còn là một không gian sống rất đặc trưng – nơi mà du khách có thể cảm nhận rõ nhất sự hài hòa tuyệt vời giữa kiến trúc, không gian sống của con người và thiên nhiên nơi phố núi.


Nếu có nhiều thời gian lưu lại ở thành phố này, hay tham gia những tour du lịch Đà Lạt 4 ngày 3 đêm, du khách sẽ có nhiều thời gian hơn để khám phá thêm Dinh I, Dinh II qua đó thấy rõ được tổng thể kiến trúc của 3 dinh và cảm nhận rõ nét nhất những điều đặc biệt hơn cả của Dinh III trong tổng thể kiến trúc này

Nguồn Links: Dinh Bảo Đại (Dinh III) | Du lịch Đà Lạt – DuLịch24.com.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *