Khám Phá Cột mốc ngã ba biên giới A Pa Chải Chi Tiết

Cùng Mẹo Hay Today Khám Phá Cột mốc ngã ba biên giới A Pa Chải Ngay Nào:

Giới thiệu Cột mốc ngã ba biên giới A Pa Chải

 

Cột mốc ngã ba biên giới A Pa Chải


Chinh phục cột mốc ngã ba biên giới A Pa Chải


A Pa Chải được mệnh danh là “1 con gà gáy cả 3 nước đều nghe thấy” và là mục tiêu chinh phục của không ít các phượt thủ nơi có cột mốc số 0, điểm cực Tây trên đất liền của nước ta. Khi mua vé máy bay đi Điện Biên, du khách đừng quên ghé thăm A Pa Chải để trải nghiệm được cảm giác mới lạ, khá mạo hiểm những cũng không kém phần lí thú.


Ngã ba biên giới


Là điểm cực Tây trên đất liền của Việt Nam, A Pa Chải tiếp giáp biên giới 2 nước láng giềng Trung Quốc và Lào. Cách Điện Biên Phủ khoảng 250 km, du khách phải  vượt qua chặng đường núi gập ghềnh thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé. Để đến được A Pa Chải, du khách tiếp tục xuôi theo con đường nhựa xuyên Mường Nhé. Du khách nên mua vé máy bay đi Điện Biên vào mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau), khi đó đường đến A Pa Chải tương đối dễ đi. Còn vào mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 10) những đường núi trở nên khó khăn và rất nguy hiểm.


A Pa Chải nằm ở độ cao 1864 m so với mực nước biển. Đây là nơi sinh sống của người dân tộc Hà Nhì và một số dân tộc thiểu số khác. Theo tiếng Hà Nhì A Pa Chải có nghĩa là “vùng đất bằng phẳng, rộng lớn”.


Nằm trên đỉnh núi Khoang La San với tọa độ 22°23’53″N 102°8’51″E, A Pa Chải còn là địa danh gắn liền với cột mốc số 0, ngã ba biên giới đặc biệt của 3 nước Việt Nam – Lào – Trung Quốc.


Cột mốc biên giới số 0

Cột mốc biên giới số 0


Cột mốc cắm vào ngày 27/6/2005. Toàn bộ cột mốc được làm bằng đá granit, được cắm trên bệ cắm hình lục giác, ngoài cùng là khối vuông với diện tích 5×5 mét. Cột mốc cao 2 mét với 3 mặt quay về 3 hướng, bên trên mỗi mặt là tên nước bằng tiếng quốc ngữ và quốc huy riêng của mỗi quốc gia.


Các phượt thủ trên đường đến cột mốc

Các phượt thủ trên đường đến cột mốc


Điểm đến hấp dẫn


Cùng với  Cột mốc 3143 Fansipan, Cột cờ Lũng Cú, Cột mốc 428 Hà Giang, Mũi Đôi, cực Đông Tổ quốc, Mũi đất Cà Mau, cực Nam tổ quốc, A Pa Chải ngày nay không còn là một địa danh xa lạ với những ai yêu khám phá, mạo hiểm đi chinh phục những địa đầu của tổ quốc. Có rất nhiều đoàn khách từ khắp nơi đã tìm đến A Pa Chải để có được cảm giác chinh phục, những trải nghiệm mới lạ.


Chưa hết, A Pa Chải còn thu hút du khách mua vé máy bay đi Điện Biên ghé thăm bởi nét văn hóa đặc trưng trong lối sống cũng như văn hóa của người dân tộc thiểu số, đặc biệt là người dân tộc Hà Nhì ở bản A Pa Chải.


Khoảng cuối tháng 10 âm lịch, sau khi thu hoạch xong vụ lúa người dân Hà Nhì khá thư nhàn. Các già làng, trưởng bản và cán bộ xã sẽ họp để thống nhất một ngày ăn Tết chung. Nếu đến đây vào dịp này, du khách sẽ được trải nghiệm cái Tết khó quên cùng người dân bản. Ngày tết của người Hà Nhì được chọn phải vào ngày Rồng. Bởi theo quan niệm thì ăn Tết vào ngày này dân bản sẽ được mạnh khỏe cả năm. Không khí chuẩn bị Tết vùng cao rất náo nhiệt, mỗi người xắn tay cùng nhau chuẩn bị mâm cỗ tất niên. Tất cả món ăn đều được chế biến từ thịt lợn: thịt luộc, xúc xích, thịt đông, …


Bỏ lại sau lưng những cánh rừng nguyên sinh, hành trình về xuôi khá vất vả nhưng tâm trạng của hầu hết du khách đến đây đều rất vui vẻ, bởi họ đã được khám phá, tìm hiểu, được sống và trải nghiệm hết mình cho nhiệt huyết tuổi trẻ.

Nguồn Links: Cột mốc ngã ba biên giới A Pa Chải – DuLịch24.com.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *