Mẹo Hay Phong Thủy: 6 điều kiêng kỵ trong ngày cưới hỏi để cuộc sống may mắn, bình an Mới Nhất

Cùng Mẹo Hay Today Tìm Hiểu Phong Thủy Qua Bài Viết: 6 điều kiêng kỵ trong ngày cưới hỏi để cuộc sống may mắn, bình an Bên Dưới Đây:

Kiêng cưới hỏi vào tháng 7 âm lịch

Tháng 7 âm lịch còn được gọi là tháng cô hồn- ngày Diêm Vương mở Quỷ Môn Quan cho ma quỷ trở về dương thế, sau 12 giờ đêm ngày rằm tháng 7 phải quay lại địa ngục. Chính vì thế, trong tháng này âm khí rất mạnh, không thuận lợi cho  việc tiến hành những việc trọng đại như xây nhà, khai trương, cưới hỏi…

Hơn nữa, tháng 7 âm lịch cũng là tháng Ngưu Lang- Chức Nữ, gắn với chuyện tình yêu dang dở, bi ai và trời thường âm u, mưa rả rích. Cưới hỏi vào tháng này không những thời tiết không thuận lợi mà chuyện tình vợ chồng cũng không được như ý muốn.

Kiêng cưới vào ngày Mùng 1 hoặc ngày Rằm

Theo tín ngưỡng dân gian thì ngày mùng 1 hoặc ngày rằm là ngày lễ Phật, rất linh thiêng vì thế cần tránh mọi sự “uế tạp”. Nếu tiến hành cưới xin, ăn hỏi vào những ngày này thì rất có thể vợ chồng sẽ gặp phải xui xẻo về đường con cái. Mùng 1 và rằm là hai ngày cần phải giữ gì sự thanh tịnh về thể xác và tâm hồn vì thế cặp đôi vợ chồng nên tránh việc “động phòng tân hôn”.

Một lý do khác bắt nguồn từ sự đúc kết kinh nghiệm của các cổ nhân thời xa xưa, hai ngày mùng 1 và ngày rằm thường tập trung rất nhiều âm khí khiến cho cuộc sống của con người đảo lộn, gặp nhiều vấn đề rủi ro dẫn đến những hành động tiêu cực. Vì thế đây là  hai ngày không thuận lợi cho việc cưới xin, ăn hỏi.

Kiêng kỵ với mẹ chồng

Đối với đời sống tâm linh của người Việt, những nghi lễ cưới hỏi thường rất quan trọng và nó cũng ảnh hưởng khá nhiều đến mối quan hệ của vợ chồng sau này. Theo đó, mẹ chồng chỉ được đến nhà cô dâu để làm lễ xin dâu, còn lúc đón dâu thì nên tránh mặt để sau này cuộc sống gia đình được hòa hợp, hạnh phúc. Khi cô dâu làm lễ gia tiên, họ hàng xong thì mẹ chồng mới xuất hiện để chào đón và cảm ơn hai họ.

Kiêng kỵ với cô dâu

Trước khi nhà trai đến xin dâu, cô dâu phải ngồi trong phòng kín, không được ra ngoài và tuyệt đối không được để họ nhà trai nhìn thấy mặt. Khi chủ rể vào phòng, trao hoa cưới xong thì cả hai mới ra tiếp đãi bạn bè, hai bên họ hàng. Người ta cũng kiêng khi về nhà chồng, cô dâu không được khóc lóc, quyến luyến, cũng không được ngoái đầu lại nhìn về phía sau.

Nếu cô dâu mang bầu thì khi về nhà chồng không được đi cửa trước mà phải đi vòng từ cửa sâu vào nhà. Mục đích của việc làm đó là xua đuổi những điều xui xẻo, nếu vaò từ cửa trước thì tài lộc cuẩ gia đình sẽ bị giảm sút.

Kiêng kỵ với mẹ cô dâu

Trong ngày cưới, đặc biệt là lúc đưa dâu, mẹ cô dâu cần kiềm chế cảm xúc, không nên khóc lóc và cũng không nên quyến luyến cô dâu. Khi nhà trai làm lễ xong, mẹ cô dâu không nên đưa đưa con gái về nhà chồng để giữ gìn hạnh phúc cho con không bị ảnh hưởng bởi vía cuẩ gia đình bố mẹ đẻ.

Kiêng kỵ với phòng tân hôn

Phòng tân hôn là tổ ấm tình cảm của vợ chồng và cũng là nơi thiêng liêng nhất minh chứng cho một cuộc sống hạnh phúc. Vì vậy, việc bày trí, sửa sang phòng tân hôn cũng vô cùng quan trọng. Bạn không nên trang trí những vật dụng sắc nhọn hoặc các loài cây có gai. Bởi những vật dụng đó sẽ dễ tạo ra “âm khí” gây ảnh hưởng đến mối quan hệ của vợ chồng.

Điều cần lưu ý là tuyệt đối không  nên để những người nặng vía như: góa chồng, ly dị, hôn nhân không hòa hợp, người chịu tang…vào phòng tân hôn để giữ may mắn về tình duyên. Gường cưới phải là giường mới, không dùng giường cũ và cũng không nên để người khác ngồi nên giường tân hôn.

Người được chọn để trang trí phòng tân hôn phải là những người phụ nữ đã lập gia đình, có con cái đầy đủ, tính tình hiền lành cởi mở, công việc ổn định. Sau khi trang trí xong giường cưới cần phải khép kín phòng lại và không cho bất kì ai vào trong. Khi đón dâu về, chú rể và cô dâu sẽ là người đầu tiên vào phòng tân hôn, sau đó mới đến người thân, bạn bè.

Nguồn: 6 điều kiêng kỵ trong ngày cưới hỏi để cuộc sống may mắn, bình an – VạnSự.net

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *