Khám Phá Mộ và đền thờ Lê Thành Phương | Du lịch Tuy An Chi Tiết

Cùng Mẹo Hay Today Khám Phá Mộ và đền thờ Lê Thành Phương | Du lịch Tuy An Ngay Nào:

Giới thiệu Mộ và đền thờ Lê Thành Phương

Khởi nghĩa hưởng ứng phong trào Cần Vương ở Phú Yên do Lê Thành Phương tổ chức và lãnh đạo là một bộ phận của phong trào Cần Vương trong cả nước, có ảnh hưởng tích cực đến phong trào Cần Vương ở các tỉnh Nam Trung Bộ.
Cuộc khởi nghĩa do Lê Thành Phương tổ chức và lãnh đạo là trang sử vẻ vang trong quá trình đấu tranh chống ngoại xâm, giành độc lập vô cùng anh dũng và hào hùng của nhân dân Phú Yên. Ông đã nêu cao tấm gương sáng ngời về ý chí kiên cường, bất khuất và tinh thần anh dũng hi sinh vì dân vì nước. Hiện di tích và đền thờ Lê Thành Phương tại thôn Mỹ Phú, xã An Hiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên- đã được Nhà nước chính thức công nhận là Di tích lịch sử- văn hóa cấp Quốc gia. Từ khi mộ và đền thờ Lê Thành Phương được công nhận là Di tích lịch sử thì hằng năm vào ngày 28 tháng Giêng âm lịch có tổ chức lễ tưởng niệm Lê Thành Phương với sự tham gia của các cấp từ Tỉnh, huyện, đồng bào quanh vùng và đông đảo học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh.

Lê Thành Phương sinh năm 1825, tại làng Mỹ Phú, tổng Xuân Vinh, huyện Đồng Xuân (nay là thôn Mỹ Phú, xã An Hiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) trong một gia đình nhà nho giàu truyền thống yêu nước. Lúc nhỏ Lê Thành Phương được cha đưa ra học thi ở kinh đô Phú Xuân. Sau khi đỗ Tú tài năm Ất Mão (1885) nhân dân địa phương thường gọi ông là Tú Phương.
Cụ thân sinh ông là Lê Thành Cao, làm quan đốc học ở kinh đô Phú Xuân, tính ngay thẳng, sống thanh bạch, biết giữ trọn đạo quân thần. Thân mẫu là bà Nguyễn Thị Minh, quê ở Gò Duối, xã Xuân Lộc, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Là người hiểu biết lễ giáo, cần cù, chịu thương chịu khó, bà đã có công giúp chồng trở thành nhà khoa bảng và cùng chồng dạy dỗ Lê Thành Phương trở thành người có ích cho dân cho nước.
Hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi và sau 1 tháng chuẩn bị. Ngày 13/8/1885 Lê Thành Phương cùng các sĩ phu kéo cờ khởi nghĩa tại núi Một, thôn Tân An, tổng Xuân Vinh, phủ Tuy An.
Dưới lá cờ tụ nghĩa, ông được các nghĩa sĩ tôn làm Thống soái, tướng sĩ cùng nhau cắt máu ăn thề. Ông phiên chế nghĩa quân thành phiên đội, cắt đặt chỉ huy. Toàn tỉnh chia làm 2 phân khu (phân khu Bắc từ đèo Cù Mông đến đèo Tam Giang, phân khu Nam từ đèo Tam Giang đến đèo Cả).

Thống soái Lê Thành Phương đóng cơ quan chỉ huy tối cao tại núi Chóp Vung phía tây làng Phong Phú và giao cho con trai thứ tư là Lê Thành Bính giữ chức Hữu tham quân, đóng đồn tại Long Cấm, phó soái Bùi Giảng chỉ huy toàn bộ phân khu Bắc, đóng đại đồn tại núi Hòn Đồn (Định Trung). Tham tán quân vụ Nguyễn Hào Sự đóng đại binh tại Tổng Binh, dựa vào dãy núi La Hiên, Võ Thiệp đóng quân tại đồn Bình Tây, Nguyễn Sách đóng quân tại đồn Vân Hòa. Từ đèo Cả đến Cù Mông, từ miền biển đến miền núi nghĩa quân chia nhau đóng nhiều vị trí để tạo thế nương tựa lẫn nhau. Dưới con mắt của các nhà quân sự Pháp, người ta công nhận ông là một người có kiến thức sâu rộng và khoa học quân sự. Tirant- một công sứ Pháp đã nói về Lê Thành Phương như sau: “Người chỉ huy chính của phong trào văn than ở Phú Yên là một người dũng cảm hiếm có và có một nghị lực thật sự. Quê quán ở làng Mỹ Phú, tổng Xuân Vinh, vùng này là trung tâm hoạt động của ông. Ở đó, ông đã tiến hành những vụ khủng bố, ông cũng xây đắp đồn lũy để phòng thủ với một sự thông minh hiếm có, theo nhận xét của những người am hiểu nghề nghiệp” (Trích thư gửi cho Thống đốc Nam Kỳ ngày 3/3/1887).
Chỉ trong một thời gian ngắn, Lê Thành Phương đã chiêu tập được một lực lượng nghĩa quân khoảng vài nghìn người. Dưới khẩu hiệu “Bình Tây sát tả”, họ chia nhau đi bắt những kẻ làm tay sai cho giặc và từng bước làm chủ tình hình ở Phú Yên. Trên cơ sở đó, ngày 30/8/1885, Lê Thành Phương cho Phó soái Bùi Giảng tiến vào Khánh Hòa và Bình Thuận, liên kết với phong trào Cần Vương các tỉnh Đàng Trong.
Trần Bá Lộc cho bắt vợ con Lê Thành Phương để lung lạc tinh thần, nhưng ông vẫn không hề nhụt chí. Cuối cùng Trần Bá Lộc treo giải thưởng cho những ai bắt được Lê Thành Phương. Kết quả là Lê Thành Phương bị bắt vào ngày 13/2/1887.
Fourniau dẫn báo cáo của Tirant gửi thống đốc Nam Kỳ ngày 3/3/1887: “Thủ lãnh của phong trào, Tú Phương, đã bị người dân miền núi Trà Kê giao nộp”.
Trong “Non nước Phú Yên” của Nguyễn Đình Tư thì: “Ông bị tên Chánh tổng Hoà Bình là Đặng Trạch đánh lừa bắt nộp cho địch”.
Chúng giam ông tại Hàng Dao (nay thuộc thôn Hội Tín, xã An Thạch) cho ăn uống tử tế và dùng lời lẽ ngon ngọt dụ dỗ. Ông khẳng khái nói thẳng với tên việt gian Trần Bá Lộc câu nói bất hủ của người xưa “Ninh thọ tử, bất ninh thọ nhục” (thà chết chứ không sống nhục). Sau nhiều ngày dụ dỗ không thành, ngày 20/2/1887 (tức ngày 28 tháng Giêng năm Đinh Hợi), tại bến đò Cây Dừa, thuộc Phường Lụa, phủ Tuy An, người anh hùng ái quốc Lê Thành Phương đã anh dũng hy sinh dưới lưỡi gươm của quân thù, lúc ấy ông 62 tuổi.
Ngày nay, từ Thành phố Tuy Hoà đi ra, nơi km1312, phía Đông Quốc lộ 1A đền thờ Lê Thành Phương ẩn hiện dưới mấy hàng cây.
Ngày 20/02/1887 (tức 28 tháng Giêng, năm Đinh Hợi -1887), Lê Thành Phương bị địch xử tử tại bến đò Cây Dừa (nay thuộc xã An Dân- H. Tuy An). Mộ Lê Thành Phương đặt trên núi Đá Trắng, gần đèo Quán Cau, đã được trùng tu khá khang trang. Đền thờ Lê Thành Phương được xây dựng dưới chân núi Đá Chồng.
Đền thờ này lập năm 1971. Tấm bia phía trước đắp 4 chữ “Tổ Quốc Minh Huân”. Bên trong, chính giữa là bàn thờ Lê Thành Phương, 2 bên thờ văn ban võ tướng. Có nhiều câu đối bằng chữ Hán nêu cao ý chí, công nghiệp và tấm gương hy sinh dũng cảm của Lê Thành Phương. Phần mộ Lê Thành Phương và Lê Thành Bính (ngay bên cạnh được  

 

 

Nguồn Links: Mộ và đền thờ Lê Thành Phương | Du lịch Tuy An – DuLịch24.com.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *