Khám Phá Kinh nghiệm khám phá cực tây A Pa Chải Chi Tiết

Cùng Mẹo Hay Today Khám Phá Kinh nghiệm khám phá cực tây A Pa Chải Ngay Nào:

Kinh nghiệm khám phá cực tây A Pa Chải


Cực Tây A Pa Chải, cách tỉnh lỵ Điện Biên Phủ khoảng 250 km. Là điểm cực Tây của Việt Nam, vùng giáp biên 2 nước Trung Quốc và Lào. Nơi được mệnh danh “1 con gà gáy cả 3 nước đều nghe”, có cửa khẩu A Pa Chải. Địa bàn tập trung chủ yếu đồng bào dân tộc, đường đi lại khó khăn, Tá Miếu (bản của người Hà Nhì) là bản cuối cùng của Cực Tây – Việt Nam


Hotel

Đồn biên phòng A Pa Chải


Cực Tây A Pa Chải, cách tỉnh lỵ Điện Biên Phủ khoảng 250 km. Là điểm cực Tây của Việt Nam, vùng giáp biên 2 nước Trung Quốc và Lào. Nơi được mệnh danh “1 con gà gáy cả 3 nước đều nghe”, có cửa khẩu A Pa Chải. Địa bàn tập trung chủ yếu đồng bào dân tộc, đường đi lại khó khăn, Tá Miếu (bản của người Hà Nhì) là bản cuối cùng của Cực Tây – Việt Nam.




Cột mốc ngangã ba biên giới A Pa Chải


1. ĐẾN VÀ ĐI


Đến A Pa Chải hay bất kỳ khu vực nào thuộc Tây Bắc Việt Nam, cuối tháng 8, đầu tháng 9 và tháng 1, đầu tháng 2 là thờigian đẹp nhất


Với lúa chín và mạ đang cấy. Tháng 11, 12 cũng là thời điểm đẹp với hoa Dã Quỳ dọc đường đi. Không nên đi vào mùa mưa vì có thể gặp suối nước to, đường trơn. Nên theo dõi thời tiết kỹ trước khi đi 2 tuần. Có thể gọi trực tiếp lên bưu điện Mường Nhé để kiểm tra thông tin thời tiết địa phương. Tháng 11, 12 cũng là thời gian diễn ra lễ hội của người Hà Nhì (giống lễ ăn cơm mới, không xác định thời gian mà tùy thuộc vào từng xã khi việc thu hoạch lúa đã xong xuôi)




Bản đồ vị trí ngã ba biên giới


Con đường đến A Pa Chải đang được xây dựng. Đường dải nhựa chủ yếu từ Mường Chà – Mường Nhé. Phần còn lại chủ yếu là đường đất. Có nhiều con suối chảy ngang qua đường. Vào mùa mưa, mực nước có thể lên đến 1,2m, trung bình 0,6 – 0,8m. Mùa mưa đường trơn do có độ dốc cao, đất đồi bám, đi lại khó khăn.


2. PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN.


Bus


Hoặc bến xe bus giường nằm tại bến xe Mỹ Đình. Tại đây có rất nhiều xe đi thẳng từ Hà Nội lên Điện Biên Phủ (350.000 vnđ, mất 14 tiếng), khởi hành lúc 9h00 tối nhé.


Các xe Bus đều là loại giườn nằm cao cấp . Đường đi dài và nhiều khúc cua có thể gây say xe với những người chưa quen. Xe đôi khi chở quá so với số ghế. Dừng thường xuyên trên đường để bắt khách.


Không nên dùng xe Bus để đi từ Hà Nội nếu ít thời gian và tiết kiệm sức khỏe.


Xe máy


Từ Hà Nội, theo quốc lộ 6, đi qua thị xã Hòa Bình, Cao Phong, thị trấn Mộc Châu, Yên Châu, Lai Châu, Thuận Châu, Tuần Giáo, Mường Ẳng, theo quốc lộ 279 đến Điện Biên Phủ. Từ thành phố Điện Biên Phủ, bạn đi tiếp lên Mường Chà, Mường Nhé và tới A Pa Chải.


Từ Lào Cai, bạn đi xe máy theo đường 4D đến Sapa, qua đèo ô Quy Hồ, Tam Đường, Huyện Lỵ Lai Châu, Phong Thổ, theo đường 12 qua Sìn Hồ, Mường Lay, Mường Chà, Mường Nhé, A Pa Chải. Tổng quãng đường khoảng 500 km.




Đường đến ngã ba ká gian nan


Các cây xăng lớn chỉ có tại Mường Chà, Mường Nhé. Xăng bán lẻ dọc đường tại các thị trấn nhỏ cách nhau trung bình 15 – 20 km. Khi qua suối nếu mực nước cao quá so với ống pô xe, nên tắt máy, dắt xe qua suối. Vào mùa mưa chú ý lốp xe và chắn bùn khi đất bám vào vỏ xe. Có thể tháo chắn bùn đi cho tiện.


Trước khi đưa xe qua suối, hãy tìm con đường nông nhất theo hai bên bờ. Không nổ máy ngay khi qua suối, hãy kiểm tra nước trong ống pô và hệ thống đánh lửa của xe cũng như chú ý nước có thể vào xăng. Chú ý những tảng đá lớn dưới đáy suối có thể làm vỡ vỏ nhựa xe. Không nên cố gắng đi qua khi nước lớn và chảy siết.


Xe máy là phương tiện tốt nhất để khám phá A Pa Chải, có thể đi đến được các khu vực sâu xa, hẻo lánh. Tùy chỉnh tốc độ và dừng bất kỳ nơi nào bạn muốn để nghỉ ngơi, ngắm cảnh. Nếu bạn có nhiều thời gian có thể đi thẳng từ Hà Nội hoặc gửi xe lên tàu đi Lào Cai, hành trình xe máy bắt đầu từ Lào Cai tới A Pa Chải sẽ tiết kiệm sức và thời gian hơn. Từ Hà Nội, nếu đi bằng xe máy bạn có thể dừng và khám phá cảnh quan, con người tại Tú Lệ, Mù Cang Chải, “vựa lúa” được coi là đẹp nhất của Tây Bắc vào tháng 8, 9.


Máy bay


Vietnam airlines Điện Biên, 023.824948, fax 023.825536; (mở cửa từ 7.30 – 11.30 sáng & 1.30 – 4.30 chiều) chuyến/tuần. mua vé tại văn phòng trước sân bay, 1.5 km từ trung tâm thành phố, trên đường đi Mường Lay


Các chuyến bay lên Điện Biên Phủ được thực hiện bằng loại máy bay nhỏ, đi hơi sóc, không quen có thể bị say xe. Chú ý mang theo thuốc say tàu, xe (mua tại các hiệu thuốc Tây)


3. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT.


Leo mốc A Pa Chải cần xin giấy phép ở đâu, xin như thế nào?


– Trước đây muốn leo mốc 0, các bạn phải xin được giấy phép ở Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Điện Biên. Muốn xin giấy phép này các bạn phải có giấy giới thiệu của công ty / nơi công tác hoặc giấy xác nhận đi du lịch của phường / xã địa phương nơi mình sinh sống (Đăng ký tạm trú tạm vắng) Mất khỏang 2 tiếng làm thủ tục. Thời gian bắt đầu làm việc của Bộ chỉ huy tại Điện Biên là 8h sáng. Nhưng hiện nay lên A Pa Chải đã ko cần xin giấy phép nữa, các bạn cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ tùy thân (CMT, Hộ chiếu nếu mất CMT, bằng lái xe…) . Đi đòan đông tốt nhất cứ xin cái giấy giới thiệu của công ty đi là ổn.




Đồn biên phòng A Pa Chải


Lên A Pa Chải hiện nay có những đường nào? Lưu ý những đoạn có thể nhầm đường.


– Con đường thứ nhất xuất phát từ Thành phố Điện Biên đi Mường Chà – Mường Nhé – Chung Chải – Đồn biên phòng 405 Leng Su Sìn – Tả Kho Khừ – Đồn Biên Phòng 317 A Pa Chải (Đây là cung đường nhiều nhóm chọn đi nhất, đường đẹp, Xe ô tô có thể đi thẳng lên đồn 317 – Tổng quãng đường ~ 280km)


Lưu ý số 1: Đến thị trấn Mường Chà hỏi đường rẽ trái đi Si Pha Phìn / Mường Nhé vì biển báo đặt ngược chiều đường đi.


Lưu ý số 2: Từ thị trấn Mường Nhé đi khỏang 30km có 1 ngã ba, rẽ trái đi qua cầu Đòan Kết là hướng đi A Pa Chải, còn đi thẳng là lên Mù Cả, các bạn chú ý kẻo nhầm đường


– Con đường thứ hai đi từ Mường Lay – Mường Tè – Pắc Ma – Mù Cả – Suối Voi – Đồn biên phòng 405 Leng Su Sìn – Tả Kho Khừ – Đồn Biên Phòng 317 A Pa Chải (Pắc Ma – Mù Cả: ~30km đường đất đang làm dở)


– Con đường thứ ba đi tắt từ Mường Lay – Mường Tè – Pắc Ma – Mù Cả – Sen Thượng – Tả Kho Khừ – Đồn Biên Phòng 317 A Pa Chải (Cung đường này ko đi qua đồn biên phòng 405 Leng Su Sìn các bạn nhé. đường rất xấu, gặp mưa thì ko nên đi)


Ngoài ra còn có:




Để đến nơi du khách phải trekking khoảng 2 tiếng mới đến nơi


– Cung đường Trekking 25km đi từ Mù Cả – Ma Ký – Gò Cứ – Chung Chải – Bắt xe ôm lên A Pa Chải (Ko có đường xe máy, bắt buộc phải đi bộ xuyên rừng)




Đồn biên phòng A Pa Chải


Lưu ý quan trọng: Vì đường đang làm, nên từ Si Pha Phìn trở đi, các cột mốc ko ghi số KM, vì vậy các bạn nên tính quãng đường bằng công tơ mét trên xe. (Bố trí đổ xăng cho hợp l- Nếu đi từ Mường Nhé lên thì Đồn 405 Leng Su Sìn cách cây cầu / ngã 3 Chung Chải khỏang 5km, đồn nằm bên trái đường đi – Các bạn lưu ý kẻo đi quá


– Còn đồn 317 A Pa Chải nằm bên phải đường, bên trên 1 con dốc cao. Cách đồn 405 khoảng 25km


Sau đây là số km của từng chặng mà mình đã tính (Đi theo con đường thứ nhất) :


Điện Biên – Mường Chà: 52km


Mường Chà – Si Pha Phìn: 50km


Si Pha Phìn – Mường Nhé: 110km


Mường Nhé – Đồn 405 Leng Su Sìn: 35km


Đồn 405 Leng Su Sìn – Đồn 317 A Pa Chải: 25km




Bản đồ đường đến cột mốc


– Line Tím (A – E) : Lào Cai -->30km--> Sapa --> 70km --> Lai Châu -->30km--> Phong Thổ -->70km--> Cầu Lai Hà -->90km--> Mường Tè (50km đường xấu toàn đá sỏi)


– Line Đỏ (E – H) : Mường Tè -->54km--> Pắc Ma -->22km--> Trạm Kẻng Mỏ (Mốc 17(1) – Thượng nguồn Sông Đà) -->22km--> Pắc Ma -->20km--> Đồn biên phòng Mù Cả


– Line Xanh Lam (H-J) : Mù Cả -->53km (Trong đó có 30km đường đất)--> Cầu Đoàn Kết Chung Chải -->37km--> A Pa Chải (Đồn biên phòng 317)


– Line Cam (J-M) : A Pa Chải -->60km--> Mường Nhé -->110km--> Si Pha Phìn (Đường đang bạt núi làm lại, cắm Ta-luy phản quang) -->50km--> Mường Chà


– Line Xanh Lục (M-N) : Mường Chà -->52km--> Điện Biên


Đi A Pa Chải cần bao nhiêu ngày?


– Nếu các bạn dư dả thời gian, có thể đi thẳng xe máy từ HN lên A Pa Chải, tổng hành trình sẽ khoảng 6-7 ngày cả đi cả về. Còn nếu bạn ko có nhiều thời gian thì nên gửi xe máy và đi xe giường nằm lên thẳng Điện Biên. Đi như thế này sẽ đỡ mệt cho bạn hơn rất nhiều, hành trình có thể rút ngắn còn 4,5 ngày.


Xe Hải Vân Express: Xuất phát tại bến xe Mỹ Đình – Điện thoại: 04.3.8717171 / 0988.88.27.27


Lưu ý: Nhớ đặt trước cả chỗ để xe máy vào cốp, 1 cốp xe chỉ chứa được 4-5 xe máy


4. LƯU TRÚ.


Điện Biên Phủ


Khách sạn Công Ty Bia; điện thoại 023.824635, giá 15-20 usd, đường Trần Cân.


Khách sạn Bình Long, 023.824345, 429 đường Mường Thanh, 15-20 usd. Các phòng đều 2 giường, khách sạn tư nhân, gia đình thân thiện, dễ gần, rất sạch sẽ. Giá đã bao gồm ăn sáng.


Khách sạn Mường Thanh, 023.810043, fax 023.810713, đường Mường Thanh,  20 -25 usd. Khách sạn quen thuộc tại Điện Biên Phủ, số lượng phòng lớn, dùng cho đoàn có số lượng lớn. Đặt trước. Có karaoke, Thái Massage, hồ bơi.


Khách sạn Điện Biên Phủ, 023.825103. fax 023.826290, 279 đường 7/5, 250.000 – 350.000 vnđ, khách sạn nhỏ, phòng rất sạch sẽ và đẹp, đầy đủ tiện nghi, bao gồm ăn sáng.


.Mường Chà


Nhà nghỉ ……., cách bưu điện Mường Chà về phía đường đi Mường Nhé 1,2km, bên tay phải. Giá tầm 250.000 vnđ/phòng. Toilet chung với gia đình. 2 – 3 phòng, các phòng đều trên tầng 3, phòng có 3 giường nhỏ, ít khi sử dụng, chưa được sạch sẽ. Điện thoại: 0930.842662. Có chỗ phơi quần áo. Để xe máy dọc hành lanh bên cạnh nhà và không sợ mất. Phòng nhỏ với 3 giường đơn, chưa được sạch sẽ. Hai Bác chủ nhà dễ tính, bán xôi vào buổi sáng.


Mường Nhé


Nhà khách bưu điện Huyện Mường Nhé, cách cây xăng Mường Nhé 1km. Giá 300.000/ phòng. Toilet chung ở tầng dưới, có nóng lạnh. Các phòng đều có 3 giường đôi, rộng rãi, tương đối sạch sẽ. Chú Hải 0230.3508039;


Bản Sín Thầu


Để tránh việc tập trung vào một nhà nào đó, chúng tôi không giới thiệu nhà cho khách nghỉ tại Sín Thầu. Bản của người Hà Nhì, tất cả đều rất hiếu khách và quý người từ xa tới. Bạn có thể xin vào bất kỳ nhà nào bạn muốn. Trước tiên, hãy tới gặp trưởng bản để trình bày và đăng ký tạm trú. Nếu đoàn đông có thể ở nhiều nhà lân cận, tránh việc làm phiền nhiều cho chủ nhà.


– Nếu đã có giấy phép, Các bạn có thể xin nghỉ lại đồn biên phòng 405 Leng Su Sìn hoặc đồn 317 A Pa Chải (Lưu ý đừng lên đồn quá muộn, gây khó khăn cho việc đón tiếp, bố trí chỗ nghỉ cho đòan, nên đến đồn trước khi trời tối)




Du khách chụp ảnh lưlưu niệm tại cột mốc


– Ngòai ra các bạn cũng có thể xin ở lại nhà của bác Pờ Dần Sinh (Chủ tịch UBND xã Xín Thầu) – Lưu ý cách cư xử, chào hỏi lễ phép, thanh tóan tiền ăn nghỉ đầy đủ. (Thông tin từ các đoàn đi trước)


5. ĂN UỐNG


Điện Biên Phủ


Nhà hàng Liên Tươi, 023.824919, đường Hoàng Văn Thái, 100.000 vnđ/suất. Món ăn kết hợp hài hòa giữa Việt và Trung Quốc, rất phù hợp sau một chuyến đi dài.


Mường Chà


Có nhiều quán ăn dọc theo đường từ Bưu Điện đến kết thúc thị trấn trong khoảng 1km. Các quán thịt chó, phở bên phải từ bưu điện lên. Quán ăn nằm bên cạnh bưu điện, …………100.000 vnđ/suất. Phục vụ tốt, quán không được sạch sẽ lắm, món ăn hợp khẩu vị


Mường Nhé


Quán….bên kia đường, đối diện bưu điện huyện Mường Nhé.


6. INTERNET


Mường Chà


Bưu điện huyện Mường Chà. Giá 5.000 vnđ/giờ. Mở cửa từ 7h30 – 21h các ngày trong tuần.


Mường Nhé


Bưu điện huyện Mường Nhé. Phòng internet có 15 máy, checkmail, chat tốt, máy chạy nhanh. Không nên dùng các loại usb, thẻ nhớ phòng virus. Mở cửa từ 7h30 – 21h các ngày trong tuần.


Hết Mường Nhé, điện thoại nằm ngoài vùng phủ sóng.


7. CÂY XĂNG


Từ Hà Nội tới Mường Chà nhiều cây xăng dọc đường đi


Mường Chà có 1 cây xăng gần bưu điện, Từ Mường Chà đi Mường Nhé không có cây xăng lớn. Từ Mường Nhé đi A Pa chỉ có bán lẻ xăng. Giá chênh lệch giao động từ 4000 – 5000 vnđ/lít.


Luôn đổ xăng khi có thể.


8. AN NINH


Điện Biên có an ninh tốt. Bạn có thể để xe ngoài hiên và đi ngủ mà không sợ mất, đặc biệt là các khu vực như Mường Chà, Mường Nhé và sâu hơn là các bản tại A Pa Chải, Sín Thầu. Tuy nhiên, hãy luôn cẩn thận vì mọi thứ đều có thể xảy ra.


9 . LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI Ở ĐỒN BIÊN PHÒNG.


– Trình giấy phép, chào hỏi lễ phép các anh biên phòng. Ko tự tiện vào các phòng, các khu vực thông tin liên lạc để chụp ảnh…


– Chi phí các bữa ăn, nghỉ đêm, bồi dưỡng cho người dẫn đường – Các bạn thanh tóan cho đồn trước khi ra về.


– Giữ vệ sinh chung tại phòng nghỉ, nhà tắm, nhà vệ sinh.


– Nên mang theo chút quà nhỏ tặng 2 đồn biên phòng (Có thể mang tặng vài chai rượu vang, volka, trà, thuốc, bóng chuyền, lưới…)


– Sau khi leo mốc, nên ở lại giao lưu làm quen với các anh biên phòng 317


– Nếu có ăn tối tại đồn 317, giữ mình kẻo quá say 😀 lưu ý bảo quản tài sản cá nhân vì có thể có nhiều đoàn ở chung với nhau… ​


Sóng di động nào dùng được trên A Pa Chải


– Viettel và Vinaphone là lựa chọn số 1, có ngay 1 cột phát sóng của Viettel ở đồn 405 Leng Su Sìn


– Mobifone tịt ngóm


Leo mốc 0 – A Pa Chải mất bao nhiêu thời gian?


Nếu thời tiết khô ráo, ko mưa – Các bạn chỉ mất 4 tiếng leo lên và 3 tiếng leo xuống (Đã tính cả 30′ ăn trưa dọc đường + 30′ chụp ảnh trên mốc)




Quãng đường trekkig khá khó khăn


Hiện nay đã có đường xe máy vào thẳng chân đồi cỏ tranh, tiết kiệm được khoảng 2 tiếng đi bộ so với trước kia :-bd


Đi từ Barie biên giới đến chỗ bắt đầu leo khoảng 5km đường như thế này


Lưu ý: Ko vứt rác, chai lọ bừa bãi dọc đường đi, đừng để lại gì suốt chặng đường ngòai những dấu chân của bạn. Hãy gom rác lại xuống điểm nghỉ trưa để đốt :-bd Tuyệt đối ko xả rác hoặc đi sang bậc thang phía biên giới nước bạn Trung Quốc.


 Nên chuẩn bị những gì cho việc leo mốc?


Cá nhân tự chuẩn bị:


Giầy: Loại thể thao đế cao su hoặc loại giầy vải bộ đội loại cao cổ (Mềm, đỡ đau chân và bám chắc mặt đất). (Giày vải bộ đội bạn  mua ở Lê Duẩn nhé)




Sẽ tốt hơn nếu các bạn có bản đổ định vị


Bọc khớp mắt cá (bọc gót) và bọc đầu gối: Tránh chấn thương khi va chạm, đồng thời khi xuống núi nó giữ cho khớp xoay đúng vị trí, tránh trẹo khớp. Vì khi đã mệt, bước xuống dốc chân trụ ko vững là dễ bị bước hụt, trẹo chân (đôi bọc gối / đôi bọc gót – Mua ở Trịnh Hoài Đức)


Đèn pin du lịch loại nhỏ nếu bạn leo muộn: Nên dùng loại đèn nhỏ gọn có sử dụng pin tiểu / ko dùng loại xạc điện (Mua ở ngõ Nguyễn Công Trứ / Chợ trời)


Chai nước Lavie 0,5 lít: Có pha muối nhạt, chanh và đường Glucose: Dùng để uống dọc đường – Ko uống liên tục cho thật đã khát mà chỉ uống mỗi lần uống chỉ một ngụm nhỏ và ngậm ở cổ họng trước khi nuốt. (~15k/túi đường Glucose 500g – Mua trong hiệu thuốc hoặc siêu thị)


CMT hoặc hộ chiếu: Để trình báo trên đồn biên phòng và xin giấy phép ở Điện Biên


Trưởng đoàn, thủ quỹ chuẩn bị riêng cho nhóm:


Thuốc men: Dầu cao, dầu gió, Thuốc tiêu chảy, thuốc kháng sinh, thuốc cảm, đau bụng, sát trùng, băng Urgo…


Găng tay gai: Loại bảo hộ lao động dệt bằng vải sợi, có gai nhựa mặt trong (Giúp thoải mái bám víu vào mọi nơi, tránh bị gai cào vào tay). (Mua ở các cửa hàng bán đồ bảo hộ lao động phố Yết Kiêu)


Cờ Việt Nam, băng rôn, khẩu hiệu của nhóm: Đừng quên ở nhà nhé, quan trọng lắm đấy


Ăn trưa dọc đường đi:


Các bạn nên báo trước từ sớm với đồn 317 để các anh ấy nấu cơm / nắm cơm đi đường cho các bạn. Nếu ko kịp thì các bạn sẽ phải tự mua đồ ăn mang theo


9. Một số thông tin bên lề, điểm nghỉ chân…


GPS – Nơi bắt đầu leo mốc, độ cao 985m so với mực nước biển




Bản đồ định vị sẽ giúp bạn định hướng được đường đi dễ dàng hơn


Tọa độ bắt đầu hành trình tiến về ngã ba biên giới – Đỉnh Khoang La San 1850m (Khoảng gần 4km đường rừng)


Vượt đồi cỏ tranh đầu tiên, đây là chặng vất vả nhất, tầm 500m đầu tiên, ai nản chí rất có thể sẽ phải bỏ cuộc, chặng này dốc cao, lên liên tiếp ko khác gì chặng khởi đầu của tuyến Sín Chải – Fansipan. Nhưng sau khi vượt qua được chặng leo này, các bạn chỉ việc đi bộ qua các quả đồi là chính, rất nhàn hạ và ko có gì vất vả nữa.


Bài viết mình dựa trên kinh nghiệm bản thân và kinh nghiệm, bài viết và hình ảnh trên các diễn đàn của các anh chị đi trước. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho những bạn nào muốn đi A Pa Chải và đang lên kế hoạch đi. Mọi thắc mắc liên hệ với Asia Spirit Travel để được hỗ trợ tốt nhất.


Nguồn: sưu tầm

Nguồn Links: Kinh nghiệm khám phá cực tây A Pa Chải – DuLịch24.com.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *