Khám Phá Khu di tích Gò Tháp | Du lịch Tháp Mười Chi Tiết

Cùng Mẹo Hay Today Khám Phá Khu di tích Gò Tháp | Du lịch Tháp Mười Ngay Nào:

Giới thiệu Khu di tích Gò Tháp


Khu di tích Gò Tháp


​Phác đồ Khu di tích Gò Tháp

Phác đồ Khu di tích Gò Tháp


Địa danh Gò Tháp hay Gò Tháp Mười có nhiều truyền thuyết khác nhau theo tên gọi dân gian và có nhiều giả thuyết khác nhau về luận cứ khoa học. Từ tên gọi Gò Tháp hay Gò Tháp Mười đã trở thành tên gọi Đồng Tháp Mười (ĐTM) đại diện chung của một vùng đất rộng lớn gần 8000 km2 thuộc vùng tả ngạn sông Tiền. Đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười là có vùng đất ngập lũ hàng năm rộng trên 4.500 km2. Đây chính là bồn trũng ven sông ở tả ngạn Tam giác châu của sông Mekong. Đối trọng với vùng ĐTM trong kiến tạo địa chất là vùng bồn trũng Tứ giác Long Xuyên ở hữu ngạn sông Hậu thuộc Tam giác châu sông Mekong.


Gò Tháp cao hơn mặt ruộng xung quanh khoảng 3,8 m, diện tích chừng 4.500m2.


Bảng giới thiệu di tích Gò Tháp

Bảng giới thiệu di tích Gò Tháp


Di tích Gò Tháp được biết đến từ những năm cuối thế kỷ XIX và vào những thập kỷ đầu thế kỷ XX, một số nhà nghiên cứu người Pháp đã đến đây khảo sát và công bố những phát hiện quan trọng về một số dấu tích kiến trúc cổ, tượng thờ, bia đá và văn tự cổ…


Gò Tháp – nơi chứa đựng nhiều điều bí ẩn của một nền văn minh cổ xưa nhất ở Đông Nam Á được biết đến từ những năm đầu thế kỷ 20 do công khai quật của các nhà khảo cổ học người Pháp.


​Nền tháp cũ xây dựng thời văn hóa Phù Nam ở Gò Tháp

Nền tháp cũ xây dựng thời văn hóa Phù Nam ở Gò Tháp


Từ quan niệm Gò Tháp Mười là di tích của một ngôi tháp 10 tầng. Vào năm 1957 Ngô Đình Diệm cho xây dựng lại ngôi tháp gồm 10 tầng, cao 42 m, gọi là Tháp Mười để các sư thờ cúng phật, nhưng sau này chúng dùng Tháp Mười để làm viển vọng đài qua đó để quan sát vùng Đồng Tháp Mười nên Tháp Mười đã bị đạt công Quân giải phóng tỉnh Kiến Phong đánh sập vào ngày…


Năm 1957, Ngô Đình Diệm xây dựng tháp Mười Tầng (cao 42 m) ở Gò Tháp.

Năm 1957, Ngô Đình Diệm xây dựng tháp Mười Tầng (cao 42 m) ở Gò Tháp.


Ngoài những phát hiện của các học giả người Pháp ở di tích Gò Tháp, sau năm 1975 các nhà khảo cổ học Việt Nam tiếp tục nghiên cứu và phát hiện nhiều di tích khác ngay trên Gò Tháp và các khu vực xung quanh, mở ra một quần thể di tích trên khu vực Gò Tháp.


Khai quật khảo cổ tại Gò Tháp

Khai quật khảo cổ tại Gò Tháp


Từ sau khi đất nước hòa bình và thống nhất vào năm 1975, các nhà khảo cổ học Việt Nam cũng đặc biệt quan tâm đến khu di tích Gò Tháp. Sau nhiều lần tiến hành đào khảo sát, thám sát và khai quật, các nhà khảo cổ học đã có thể hình dung phần nào quy mô cùng tính chất của khu di tích này và phân định ba loại hình gồm di chỉ cư trú, di tích kiến trúc, di tích mộ táng. 


Điểm tham quan khu khảo cổ di tích Gò Tháp

Điểm tham quan khu khảo cổ di tích Gò Tháp


Khu di tích Gò Tháp được các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tiến hành khảo sát, đào thám sát và khai quật nhiều lần. Chủ động trong việc thành lập Khu di tích Gò Tháp là UBND tỉnh Đồng Tháp, Bộ VH-TT với sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế trong các lĩnh vực liên quan.


Từ con lộ Mỹ Hòa đi vào, quần thể di tích Gò Tháp gồm 5 di tích tiêu biểu là Gò Tháp Mười; Tháp Cổ Tự; Đền thờ Thiên hộ Võ Duy Dương và cụ Đốc Binh Kiều, mộ cụ Đốc Binh Kiều; gò Minh Sư và miếu Bà Chúa Xứ.


Đây là khu di tích cấp quốc gia được Bộ VH-TT công nhận từ năm 1998, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa-lịch sử của dân tộc và nhân loại.


Nhận thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của khu di tích, ngay từ năm 2005, UBND tỉnh Đồng Tháp đã chỉ đạo khoanh vùng bảo vệ, lập phương án quy hoạch tổng thể với tổng diện tích khoảng 300 ha, với 04 khu chức năng chính là:

-Khu di tích bảo tồn, bảo tàng 53 ha

-Khu rừng sinh thái 166 ha

-Khu dịch vụ 54 ha

-Khu nuôi thú hoang dã Đồng Tháp Mười 27 ha

 


Khu di tích Gò Tháp nằm trên địa bàn hai xã Mỹ Hòa và Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, cách huyện lỵ Tháp Mười khoảng 11 km về hướng Bắc, cách thị xã Cao Lãnh về hướng đông bắc 43 km (theo đường bộ và đường thủy).


Toàn khu di tích Gò Tháp có dài gần 500m, ngang 200m, ở đây mủa khô nhiều gò cát lớn nhỏ uốn lượn quanh co, tạo thành khu gò nổi, trên gò có nhiều cây cổ thụ trăm tuổi xoè bóng mát, sừng sững vươn cao. Mùa nước nổi thì đồng nước mênh mông xen lẫn màu xanh cây cỏ, tạo thành phong cảnh thiên nhiên kì vĩ.


Trong thời gian từ 2009 đến nay, khu di tích Gò Tháp đã được đầu tư 28 tỷ đồng bằng nguồn vốn Trung ương và của tỉnh, huyện để trùng tu, tôn tạo, bảo quản nền gạch cổ, làm mái che cạnh Miếu bà Chúa Xứ, khai quật khảo cổ di tích Gò Minh Sư, di tích Tường Thành phía tây, lập nhà trưng bày văn hóa Óc Eo, mở các tuyến đường giao thông nội bộ khu sinh thái để xây dựng Tháp Sen. Theo kế hoạch, giai đoạn năm 2012 – 2020, Khu di tích Gò Tháp sẽ xây dựng hoàn thiện hệ thống giao thông nội bộ, hệ thống điện nước, các công trình bảo vệ di tích đã được khai quật, mở rộng khu vực Miếu bà Chúa Xứ, Nhà bảo tàng Xứ ủy Nam Bộ.


Hiện nay Khu di tích Gò Tháp có diện tích 320 ha, nằm trên địa bàn hai xã Mỹ Hòa và Tân Kiều thuộc huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Trong khu di tích gồm có các khu vực:


-Khu trung tâm (Gò Tháp hay Gò Cát nổi), là khu bảo tồn văn hóa Phù Nam đã được khai quật, bao gồm các di tích kiến trúc, mộ táng, di tích trưng bày ngoài trời có mái che phục vụ du khách. Trên gò có nhiều tán cây cổ thụ che cái nắng cháy bỏng của Đồng Tháp Mười.


​Một góc trong khu khảo cổ di tích Gò Tháp

Một góc trong khu khảo cổ di tích Gò Tháp


-Khu văn hóa lễ hội và dịch vụ du lịch có diện tích 30 ha. Nơi đây bố trí nhà nghỉ, nhà hàng, tháp sen, sân khấu ngoài trời, khu đua thuyền và các công trình vui chơi giải trí khác.


-Các di tích văn hóa như: Tháp Mười Cổ Tự, Đền thờ Thiên Hộ Dương và Đốc Binh Kiều, Miếu Bà Chúa Xứ cũng được tôn tạo, phục vụ khách tham quan chiêm bái. Hàng năm có hai kỳ lễ hội truyền thống dân gian vào rằm tháng 3 âm lịch: vía Bà Chúa Xứ và rằm tháng 11 âm lịch: Tưởng niệm hai vị anh hùng dân tộc Võ Duy Dương (Thiên Hộ Dương) và Đốc Binh Kiều, đã thu hút hàng trăm ngàn lượt khách hành hương về Gò Tháp để chiêm ngưỡng những kiến trúc cổ của nền văn hóa Óc Eo, cùng thưởng ngoạn sinh hoạt “học trò lễ”, “nhạc lễ”, “múa lân” và các hoạt động văn hóa nghệ thuật, vui chơi giải trí khác.


-Khu du lịch văn hóa lịch sử có diện tích 20 ha vừa đưa vào sinh hoạt nhằm tái hiện lịch sử văn hóa xưa và nay của Gò Tháp. Khu du lịch sinh thái kéo dài từ phía bắc và tây nam, có diện tích 167 ha, nơi này sẽ tái tạo bảo tồn hệ sinh thái động vật vùng ngập nước, xây dựng nơi nghỉ dưỡng cùng các trò chơi dân gian.


Là một di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia – Gò Tháp chẳng những nổi tiếng với các loài động thực vật đa dạng, đặc trưng của vùng sinh thái ngập nước tiêu biểu như: rắn, rùa, trăn, các loại chim, cỏ năn, sậy, lúa trời… mà còn nổi tiếng với địa hình hiểm trở, địa điểm lý tưởng của anh hào chọn làm nơi chống giặc ngoại xâm giữ nước. Thời kỳ đầu chống Pháp, đây là đại bản doanh của các anh hùng dân tộc như: Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Thiên Hộ Dương, Đốc Binh Kiều… 9 năm kháng chiến chống Pháp, nơi đây là căn cứ của Xứ ủy Nam kỳ, Tỉnh ủy Mỹ Tho, Tân An, Long Châu Sa…


Với bề dày văn hoá cùng với giá trị lịch sử sâu sắc, ngày 26/12/2012 (tức ngày 14/11 năm Nhâm Thìn) – đúng vào dịp Lễ giỗ Thiên hộ Võ Duy Dương và Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều tại Khu di tích Gò Tháp vừa qua, tỉnh Đồng Tháp long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Khu di tích Gò Tháp là di tích quốc gia đặc biệt. Đây là niềm vinh dự và tự hào của người dân Tháp Mười nói riêng và tỉnh Đồng Tháp nói chung.


Khu di tích Gò Tháp là một trong 34 “di tích quốc gia đặc biệt” của Việt Nam, là 1 trong 2 di tích lịch sử và khảo cổ quan trọng trong cả nước (Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long và di tích Gò Tháp – tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp).


​Đón nhận Quyết định của Thủ Tướng công nhận Khu di tích đặc biệt Gò Tháp

Đón nhận Quyết định của Thủ Tướng công nhận Khu di tích đặc biệt Gò Tháp


Khu di tích đặc biệt Gò Tháp hội tụ 3 loại hình: di tích kiến trúc, di tích cư trú và di tích mộ táng. Đây còn là những chỉ dấu quan trọng về các phương diện lịch sử, chính trị, kinh tế, nghệ thuật, tôn giáo của nền văn minh cổ xưa, rực rỡ gắn với Vương quốc Phù Nam từ hàng nghìn năm trước. Ngoài giá trị khảo cổ, lịch sử, Gò tháp được xem là tâm điểm của vùng Đồng tháp Mười, một trong số ít nơi còn lưu giữ nét hoang sơ của thiên nhiên, với những thảm thực vật phong phú đặt trưng của vùng đất ngập nước.


Quần thể di tích Gò Tháp (tính từ con lộ Mỹ Hoà đi vào) gồm có 5 di tích tiêu biểu: Gò Tháp Mười, tháp Cổ Tự, đền thờ Thiên Hộ Dương và Đốc Binh Kiều, gò Minh Sư, miếu Bà Chúa Xứ. Tại đây, giới khảo cổ học phát hiện được nhiều di vật cổ rất giá trị, chứng tích của nền văn minh Óc Eo xưa. Phải chăng khoảng 1500 năm về trước, một thành phố cổ của vương quốc Phù Nam đã từng tồn tại nơi đây?


Ngoài công việc bảo tồn, trùng tu và xây dựng theo quy hoạch tổng thể, giữa Gò Tháp sẽ xây dựng Tháp Sen cao 110 mét, phỏng theo ý nghĩa câu thơ của nhà thơ Bảo Định Giang “Tháp Mười đẹp nhất bông sen. Việt Nam đẹp nhất có tên Cụ Hồ”.


Tương lai không xa, du khách đến đây sẽ được lên tháp mười tầng, ngắm nhìn vùng Đồng Tháp Mười bao la, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, thưởng thức các món ăn đặc sản, tham gia các lễ hội truyền thống và nghỉ ngơi trên các nhà sàn đơn sơ nhưng hiện đại giữa vùng Đồng Tháp Mười, mang vẻ đẹp bí ẩn với bề dày lịch sử văn hóa truyền thống mà khó thể tìm thấy ở nơi khác.


II-Các di tích tiêu biểu trong khu di tích Gò Tháp


Quần thể di tích Gò Tháp (tính từ con lộ Mỹ Hoà đi vào) gồm có 5 di tích tiêu biểu: Gò Tháp Mười; tháp Cổ Tự; Đền thờ Thiên Hộ Dương và cụ Đốc Binh Kiều, mộ cụ Đốc binh Kiều; gò Minh Sư và miếu Bà Chúa Xứ.


II-1-Di tích Gò Tháp Mười


Di tích Gò Tháp hay Gò Tháp Mười là một di tích khởi nguồn và quan trọng nhất trong Khu di tích Gò Tháp. Gò Tháp cao hơn mặt ruộng xung quanh khoảng 3,8 m, (so với mực nước biển là 5,046 m) với diện tích khoảng 4.500 m2.


Từ những cuộc khảo sát của nhà khảo cổ học người Pháp L.Malleret (1944) đã phát hiện trên Gò Tháp có nhiều gạch và hàng chục khối đá lớn, yoni, cột… (như 3 cột lớn bằng đá hoa cương mặt cắt ngang hình vuông cạnh 0,48 m, dài 1,56 m, 1,10m và 1,42m, một đầu có chốt đầu kia có mộng để ghép nối theo chiều cao).


Ngoài những phát hiện của các học giả người Pháp ở di tích Gò Tháp, sau năm 1975 các nhà khảo cổ học Việt Nam tiếp tục nghiên cứu và phát hiện chi tiết hơn về cấu trúc nền của di tích Gò Tháp được xây dựng vào thời Vương quốc Phù Nam (tồn tại trong thế kỷ thứ I-VII) với nhiều hiện vật khảo cổ có giá trị về lịch sử và văn hóa.


Dấu tích rõ ràng nhất là kiến trúc gạch dài 17,30 m theo hướng Đông – Tây, rộng 12m (Bắc – Nam), cạnh bẻ góc, đối xứng hai phần Bắc – Nam, cho thấy kiến trúc khá quy mô và có liên quan đến nhiều kiến trúc khác xung quanh. Di vật gồm những mảnh gốm bình ấm có vòi, một số mảnh vỡ của Yoni, tượng Visnu, khuông đúc, đặc biệt có 2 tượng Visnu rất đẹp tuy không nguyên vẹn.


​Di tích nền gạch xây dựng thời Vương quốc Phù Nam tại Gò Tháp

Di tích nền gạch xây dựng thời Vương quốc Phù Nam tại Gò Tháp


Cho đến nay trong số các bia đá mang nội dung phản ánh về vương quốc Phù Nam có 1 tấm bia (ký hiệu K5) tìm thấy ở di tích Gò Tháp, được các nhà nghiên cứu định niên đại vào thế kỷ V. Nội dung văn bia thấm đượm tinh thần Hindu giáo, Chi phái Visnu là tôn giáo phổ biến song hành cùng Phật Giáo trong văn hóa Óc Eo. Quan trọng nhất là văn bia còn cho biết, chính đây là vùng đầm lầy được chinh phục bởi vua Phù Nam Jayavarman và phong cho con trai là Gunavarman cai quản.


​Bia đá thời Phù Nam ở Gò Tháp

Bia đá thời Phù Nam ở Gò Tháp

Nguồn Links: Khu di tích Gò Tháp | Du lịch Tháp Mười – DuLịch24.com.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *