Khám Phá Du Lịch An Giang | Kinh Nghiệm Du Lịch Chi Tiết Năm 2023 Chi Tiết

Cùng Mẹo Hay Today Khám Phá Du Lịch An Giang | Kinh Nghiệm Du Lịch Chi Tiết Năm 2023 Ngay Nào:


Nói đến du lịch Miền Tây thì không thể bỏ qua cái tên An Giang với làng nổi bè cá, cây thốt nốt, rừng tràm nguyên sinh và vô số những sản vật, món ngon hấp dẫn đặc trưng của vùng sông nước trù phú.


Giới thiệu du lịch An Giang


​Du lịch An Giang

Du lịch An Giang


An Giang – tỉnh miền Tây Nam Bộ giáp biên giới Campuchia tuy mới chỉ được khai phá cách đây hơn 300 năm, nhưng có rất nhiều nét văn hóa và ẩm thực độc đáo. Hãy lên lịch cho chuyến du lịch An Giang để khám phá tất cả những điều lý thú ấy nhé.


Di chuyển, Đi lại


Đi tới An Giang


Đi bằng ô tô:


Từ Sài Gòn, mua vé đi thành phố Long Xuyên hay thị xã Châu Đốc ở bến xe miền Tây hay của các hãng xe tư nhân trên đường Lê Hồng Phong (giá dao động từ 150.000 – 300.000 VND/lượt).


Đến các địa điểm trên thì thuê xe ôm, xe lôi đạp, xe lôi máy hay taxi về khách sạn. Nếu muốn thuê xe máy, có nhiều điểm cho thuê tại thành phố Long Xuyên hay thị xã Châu Đốc, giá từ 100.000 VND/ngày.


Đi bằng xe máy:


Từ Sài Gòn – Châu Đốc đi như sau: Theo quốc lộ 1 đến ngã 3 An Thái Trung (chợ An Hữu), rẽ phải về Cao Lãnh, qua phà Cao Lãnh thì đi theo bờ sông Tiền đến Chợ Mới, qua phà Thuận Giang cập bờ sông Hậu, đến phà Năng Gù thì qua phà đó, chạy theo quốc lộ 91 khoảng 30km là tới núi Sam. Hành trình này khoảng 220km, ngắn hơn hành trình xe Mai Linh khoảng 40km.


Thời điểm du lịch


An Giang mùa nào cũng đẹp.

An Giang mùa nào cũng đẹp.


Đi du lịch An Giang mùa nào cũng đẹp, song nếu đến vào tháng 4 hay tháng 8 âm lịch, bạn sẽ được hòa mình vào hai lễ hội lớn là lễ hội bà chúa Xứ núi Sam (23/4 – 27/4) và lễ hội đua bò (cuối tháng 8). Các tháng 7-8 có mưa khá nhiều nên cần mang theo áo mưa hay dụng cụ đi mưa.


Điểm du lịch hấp dẫn ở An Giang


Làng nổi bè cá – Điểm đến độc đáo nhất Châu Đốc, An Giang


Làng nổi bè cá - Điểm đến độc đáo nhất Châu Đốc, An Giang

Làng nổi bè cá – Điểm đến độc đáo nhất Châu Đốc, An Giang


Điểm du lịch độc đáo nhất ở Châu Đốc chính là làng bè nổi, nét văn hóa đặc sắc mang đậm phong cách của vùng sông nước. Xuồng, ghe là phương tiện chủ yếu của mỗi gia đình ở những làng nổi này.


Ở đây, mỗi chiếc bè như một căn hộ kết nối nhau trải dài dọc hai bờ sông. Mỗi chủ bè có ít nhất 3-4 chiếc bè, thường có thêm một chiếc bè sinh sống cặp bên. Đặc biệt, gần đây, một số người dân có xu hướng đóng bè xuống sông định cư. Cuộc sống của gia đình được gói gọn trên chiếc bè ngang 4m, dài 7-8m.


Rừng Tràm Trà Sư


Rừng Tràm Trà Sư - Điểm đến hấp dẫn ở An Giang

Rừng Tràm Trà Sư – Điểm đến hấp dẫn ở An Giang


Với vẻ đẹp của thiên nhiên và sự thanh bình, sâu lắng, rừng tràm Trà Sư là một điểm du lịch hấp dẫn thu hút nhiều du khách, đặc biệt là các bạn trẻ mỗi khi đến với An Giang


Vị trí: Rừng tràm Trà Sư nằm trên địa bàn xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.


Chợ Châu Đốc – Vương quốc mắm


Chợ Châu Đốc - Điểm đến hấp dẫn ở Châu Đốc, An Giang.

Sạp mắm tại chợ Châu Đốc.


Chợ Châu Đốc được mệnh danh là vương quốc mắm, vì đây cũng là một đặc sản của Châu Đốc. Có rất nhiều sạp bán mắm và khô đủ loại.


Chợ Châu Đốc chia thành nhiều khu tách biệt nhưng nổi bật là khu bán mắm bởi mùi thơm quyến rũ của cả trăm vị mắm khác nhau cùng màu sắc bắt mắt của các sạp hàng. Chợ dành một nửa cho mắm. Các sạp hàng được sắp xếp trên cao, sạch sẽ và bài trí gọn gàng. Có khoảng 30 loại mắm được bày trên quầy, những chậu mắm có ngọn với những sắc màu óng ánh.


Mắm Châu Đốc nổi tiếng khắp trong Nam ngoài Bắc về mắm. Dường như có bao nhiêu loại cá trên dòng sông Hậu dồi dào thì có bấy nhiêu loại mắm được bày bán trong chợ. Đủ cả các loại mắm thái, mắm sặt, mắm trê, mắm lóc, mắm rô, mắm trèn, mắm cá linh, mắm phi lê, dưa mắm… cùng các loại cá khô như khô cá tra, khô các lóc, khô cá sặt… Mỗi loại mắm được đặt tên theo loại cá làm mắm cho dễ nhớ. Mắm Châu Đốc đa dạng và phong phú về chủng loại, hương vị thơm ngon.


Cùng với hàng trăm loại mắm là hàng chục thương hiệu bán mắm khác nhau. Nhưng nổi danh nhất phải kể tên mắm 55555 của bà giáo Khỏe, mắm Hai Xuyến. Các loại mắm được dùng nấu lẩu, nấu bún, làm nước chấm ăn với thịt chân giò luộc ngon tuyệt hảo.


Chùa Tây An


Chùa Tây An - Điểm đến hấp dẫn ở Châu Đốc

Chùa Tây An – Điểm đến hấp dẫn ở Châu Đốc


Chùa Tây An còn được gọi chùa Tây An núi Sam hay Tây An cổ tự, là một ngôi chùa Phật giáo tọa lạc tại ngã ba, cận kề chân núi Sam. Chùa được xây dựng ở độ cao 284m so với mặt nước biển, theo lối chữ “tam”, mang phong cách nghệ thuật Ấn Độ và nghệ thuật Hồi giáo, kết hợp với kiến trúc chùa cổ của Việt Nam. Chùa Tây An không chỉ là một nơi hành hương, lễ bái, mà còn là một thắng cảnh du lịch nổi tiếng của An Giang.


Vị trí: Chùa Tây An thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Ðốc, tỉnh An Giang.


Đình Châu Phú


Đình Châu Phú - Điểm đến hấp dẫn ở Châu Đốc

Toàn cảnh đình Châu Phú.  


Đình Châu Phú nằm trên đường Trần Hưng Đạo – Nguyễn Văn Thoại (phường Châu Phú A), thờ bài vị Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cản. Ông là người từng lập nhiều công lớn được các triều vua phong tặng danh hiệu: đô đốc thống chế dinh thần cơ, Thượng đẳng thần, khai quốc công thần, Lễ thành hầu…


Lăng Thoại Ngọc Hầu


Lăng Thoại Ngọc Hầu - Điểm đến hấp dẫn ở Châu Đốc, An Giang

Lăng Thoại Ngọc Hầu – Điểm đến hấp dẫn ở Châu Đốc, An Giang


Lăng Thoại Ngọc Hầu (xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Ðốc) là một trong số nhiều di tích ở chân núi Sam. Tại đây có đền thờ ông Thoại Ngọc Hầu, mộ ông cùng hai phu nhân được xây vào thập niên 30 của thế kỷ 20.


Miếu Bà Chúa Xứ


Miếu Bà Chúa Xứ - Điểm đến hấp dẫn ở Châu Đốc

Miếu Bà Chúa Xứ – Điểm đến hấp dẫn ở Châu Đốc


Tọa lạc dưới chân núi Sam, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc. Miếu Bà được xây dựng với kiến trúc tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng, ngói xanh cùng với các hoa văn đậm nét nghệ thuật. Hàng năm từ ngày 23 đến 27/4 âm lịch, người dân nơi đây tổ chức lễ hội Vía Bà nhằm cầu nguyện và tưởng nhớ công lao của người giúp dân dẹp loạn, ban mưa thuận gió hòa.


Làng Chăm Châu Giang


Làng Chăm Châu Giang - Điểm đến hấp dẫn ở Châu Đốc

Làng Chăm Châu Giang – Điểm đến hấp dẫn ở Châu Đốc


Du khách qua phà Châu Giang để đến với Cồn Tiên, nơi có cộng đồng người Chăm sinh sống tại An Giang. Làng bình yên với những thánh đường Hồi giáo cùng nhiều ngôi nhà sàn truyền thống độc đáo. Đến với làng Chăm, du khách có dịp hiểu biết thêm về văn hóa, sản phẩm dệt thủ công và thưởng thức hương vị ẩm thực độc đáo nơi đây.


Vị trí: Làng dệt thổ cẩm Châu Giang ở huyện Tân Châu, tỉnh An Giang


Núi Sam


Từ núi Sam, du khách sẽ phóng tầm mắt, ngắm nhìn những đồng lúa chín vàng tuyệt đẹp. Ảnh: victoriahotels.asia

Từ núi Sam, du khách sẽ phóng tầm mắt, ngắm nhìn những đồng lúa chín vàng tuyệt đẹp.


Núi Sam cao 284m nằm ở vùng đồng bằng, có đường nhựa dài khoảng 5km cho xe chạy vòng quanh lên tận đỉnh núi. Núi Sam cùng các ngọn núi khác vùng Bảy Núi là những điểm nhấn tạo nên cảnh quan tự nhiên rất thơ mộng ở miền Tây Nam.


Theo truyền thuyết, núi có nhiều linh hiển, nên người dân từ khắp nơi trên cả nước về đây cúng lễ rất đông, vì đây là ngọn núi thiêng, nên có gần 200 ngôi đền, chùa, am, miếu nằm rải rác ở chân núi, sườn núi và cả trên đỉnh. Trên đỉnh núi có một pháo đài được xây dựng từ thời Pháp.


Món ngon ở An Giang


Được biết đến là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc cư trú như: Chăm, Khmer, Hoa, Việt…với những nền văn hóa đa dạng. Vì thế mà những món ăn của An Giang đều mang đậm bản sắc riêng.


Món ăn từ bông điên điển


Đặc sản Châu Đốc - Bông điên điển

Đặc sản Châu Đốc – Bông điên điển


Bông điên điển là một món ăn ngon phổ biến của người dân Châu Đốc, đặc biệt trong mùa nước nổi. Bông điên điển có thể được chế biến với canh chua, làm dưa hoặc ăn kèm như rau sống. Những bông hoa điên điển màu vàng nhạt với cái vị nhẫn nhẫn, bùi bùi rất đặc trưng đã để lại những ấn tượng khó phai trong lòng du khách.


Các loại mắm


Các loại mắm đa dạng được bán đầy chợ Châu Đốc

Các loại mắm đa dạng được bán đầy chợ Châu Đốc


Châu Đốc được mệnh danh là “vương quốc mắm” nhờ nằm ngay ngã ba sông Hậu, một trong hai nhánh của sông Mê Kông nổi tiếng với trữ lượng cá vô cùng phong phú. Đến Châu Đốc, bạn sẽ bắt gặp các loại mắm hấp dẫn như mắm cá linh, cá lóc, cá trèn, ba khía, cá sặc… hay nổi tiếng nhất là mắm Thái được bày bán khắp nơi.


Các loại khô


Các loại khô được bày bán ở Châu Đốc An Giang

Các loại khô được bày bán ở Châu Đốc An Giang


Châu Đốc còn có món khô bò rất ngon, chia làm 3 loại gồm khô bò vàng cứng và giòn, khô bò nâu sẫm cứng nhưng không giòn và khô bò nâu xốp giòn, dẻo. Khô Châu Đốc chính là một trong những món du khách rất hay mua về làm quà.


Gỏi sầu đâu


Món ngon ở An Giang: Gỏi sầu đâu.

Gỏi Sầu đâu


Lá sầu đâu được chế biến thành nhiều món ăn, phổ biến nhất là sầu đâu chấm cá kho, thịt kho hoặc ăn kèm với mắm thái, mắm chưng, từng được coi là món ngon hiếm có trên đời.


Chính vị mặn nồng của mắm hòa hợp với vị đăng đắng, hậu ngọt của lá sầu đâu sẽ làm cho vị giác lâng lâng khó tả, càng ăn càng cảm thấy khoái khẩu.


Nhưng thực đơn nổi tiếng nhất ở An Giang xưa nay vẫn là món gỏi sầu đâu. Từ gỏi tôm, gỏi thịt, gỏi cá cho đến gỏi khô, thứ nào cũng tuyệt hảo.


Xôi phồng chợ Mới


Món ngon ở An Giang: Xôi phồng chợ mới

Xôi phồng chợ Mới


Ăn xôi chiên phồng Chợ Mới có thể chấm với tương ớt, xì dầu hoặc ăn không vẫn “bắt”. Khách đến Chợ Mới, cù lao Giêng có thể thưởng thức xôi chiên với gà quay.


Gà được nuôi thả vườn nên thịt dai và ngọt, được quay thủ công nên giữ được vị thơm của gà và mùi vị đặc trưng. Xôi phồng Kim Hương của bà Hồng Thu ở thị trấn Chợ Mới được nhiều người biết đến nhất.


Tung lò mò


Món ngon ở An Giang: Tung lò mò

Tung lò mò


“Tung lò mò” chính là một tên gọi khác của món lạp xưởng bò. Đây là món ngon độc đáo của người Chăm ở An Giang. Từ lâu, người Kinh cũng ưa thích và chế biến món lạp xưởng bò gần giống như của người Chăm và hiện phổ biến rộng rãi ở phường Núi Sam, Châu Đốc, Tịnh Biên và Tri Tôn.


Bún cá Châu Đốc


Món ngon ở An Giang: Bún cá Châu Đốc.

Đặc sản Châu Đốc – Bún cá


Đến Châu Đốc, thứ nổi tiếng nhất ở đây ai cũng biết là mắm. Thế nên cũng là tô bún cá, nhưng hương vị ở Châu Đốc đậm đà hơn hẳn. Để hòa mắm vào tô nước lèo nhưng không vương lại mùi tanh, những nghệ nhân nấu nướng nơi đây trải qua bao đời kinh nghiệm. Họ phải có bí quyết để vị nước vừa đậm đà mà không tanh nồng.


Bánh bò thốt nốt


Món ngon ở An Giang: Bánh bò thốt nốt.

Đặc sản Châu Đốc – bánh bò thốt nốt


Bánh bò thốt nốt có màu vàng ươm còn nóng hổi xôm xốp lạ miệng, kết hợp với vị ngọt béo của đường, của dừa, hòa lẫn mùi thơm thoảng đặc trưng của đường thốt nốt xông lên tận mũi, sẽ là món ăn gây ấn tượng khó quên cho thực khách. Đây là đặc sản không nên bỏ qua khi có dịp ghé thăm Châu Đốc.


Quả mây gai và me Thái


Đặc sản Châu Đốc: Quả mây thái

Quả mây thái


Đến Châu Đốc, bạn rất dễ bị mê hoặc bởi những trái me Thái chín ngọt lịm thơm lừng bày bán khắp nơi. Thỉnh thoảng bạn cũng sẽ bắt gặp những sạp hàng bán mây gai, một loại quả đặc trưng mà ở Việt Nam chỉ An Giang mới có. Quả mây gai được bán ở khu chợ đêm ngay trước chợ Châu Đốc, giá khoảng 20.000-35.000 đồng mỗi kg.


Thốt nốt


Món ngon ở An Giang: Bánh thốt nốt

Bánh thốt nốt


Nhắc đến An Giang, không thể quên những món ăn làm từ thốt nốt. Trong đó, thốt nốt tươi rất mềm, vị hơi giống dừa nhưng ăn mát hơn. Bạn cân nhắc mua loại ngâm sẵn trong hũ về làm quà. Chúng có thể để tới một năm, tuy nhiên tuyệt vời nhất vẫn là thốt nốt tươi.


Cà na đập


Món ngon ở An Giang: Cà Na dập.

Chợ Châu Đốc là nơi du khách có thể mua món cà na đập thơm ngon.


Quả cà na tươi, sau khi đập nát, vắt bớt nước và chà xát để ra hết chất chát thì đem dầm đường, chờ khoảng vài tiếng đồng hồ là có thể sử dụng. Món này phải khéo léo sao cho quả cà na bị đập không quá nát, vẫn giữ màu xanh tươi sau khi chà xát, vắt nước nhưng hương vị còn nguyên, ăn vẫn giòn.


Cà na đập ăn chung với muối ớt, vừa ngọt, vừa giòn rất ngon. Giá món này khá đắt, khoảng 100.000 đồng mỗi kg. Bạn có thể mặc cả nếu mua nhiều.


Bánh phồng Phú Mỹ


Làng nghề bánh phồng Phú Mỹ hình thành, tồn tại và phát triển gần 70 năm nay, có 50 cơ sở sản xuất, thu hút khoảng 300 lao động. Trong đó, các gia đình nổi tiếng có truyền thống làm bánh như gia đình cụ Lê Minh Dơn, Ngô Thị Dờn, Trần Văn Tâm…


Bánh phồng Phú Mỹ nhỏ bằng cái dĩa nhưng nướng chín phồng to hơn cái quạt nan. Bánh vừa xốp, vừa mềm, cắn vào nghe “phao” miệng bởi vị béo của nếp, vị ngọt của đường, mùi thơm của sữa, mè, đậu nành, đậu phộng… tạo nên hương vị đặc trưng và không thể thiếu trong bữa ăn ngày Tết hay các dịp đám tiệc, cưới hỏi.


Mắm ruột


Mắm sống ra ăn kèm với rau thơm, ớt “sừng trâu”. Người cầu kỳ ham thích đậm đà hương vị thì cho mắm chưng với thịt ba rọi, hột vịt, rắc chút hành tiêu, vài lát gừng xắt mỏng. Người ta thích ăn nóng hôi hổi, thoang thoảng hơi cay của sả ớt thì chọn mắm kho ăn kèm mớ rau đồng xanh mơn mởn.


Gà hấp lá trúc


Đây là món ngon trên núi Cấm (Châu Đốc, An Giang). Trúc là loại cây có múi, mọc ở núi Cấm, hương vị độc đáo. Gà để hấp phải là gà thả vườn có trọng lượng 0,8-1kg, để nguyên con ướp sơ với muối, gia vị… rồi mang đi hấp cách thuỷ khoảng 20 phút.


Thịt gà vừa chín tới dùng dao bén chặt thành miếng to cỡ 2 ngón tay, lá trúc xắt nhuyễn rải lên. Món ăn này mang đến cho thực khách cảm nhận được vị ngọt mềm của thịt, vị béo dai của da gà tơ hoà quyện với hương vị nồng the của lá trúc, ngọt chát của bắp chuối, cay cay của muối ớt…


Mang gì khi đi du lịch An Giang?


Bạn nêm mặc quần áo nhẹ, gọn, dễ vận động. Mang áo khoác, mũ, kem chống nắng, kem chống muỗi, thuốc trị côn trùng, thuốc đau bụng (đề phòng khi thưởng thức các món lạ).


Nên mang giày thể thao hay giày bệt để leo núi, và cầm theo bộ kim, chỉ, nút áo, kim băng đề phòng các trường hợp bất ngờ.


Ngoài ra, nếu có dự định dã ngoại và qua đêm trên núi Cấm thì phải trang bị lều, áo ấm, thức ăn…


Các cung đường du lịch An Giang cho dân phượt:


Sài Gòn – Cao Lãnh – Tràm Chim – An Giang – Campuchia


Sài Gòn – Đồng Tháp – An Giang – Kiên Giang – Phú Quốc – Campuchia.


Nhưng thông thường, du khách thường đến An Giang theo những tour ngắn ngày như An Giang – Đồng Tháp; An Giang – Kiên Giang; An Giang – Campuchia.


Trải nghiệm nên thử ở An Giang


Ở homestay ở An Giang


Trải nghiệm nên thử ở An Giang: Ở homestay và cảm nhận cuộc sống như 1 người dân bản địa.

Ở homestay và cảm nhận cuộc sống như 1 người dân bản địa ở An Giang


Du khách có thể trải nghiệm homestay tại các địa phương: Vàm Nao, Ô Lâm, Ba Chúc, Đa Phước, Óc Eo, Núi Sập… Hầu hết các nơi này đều có những làng nghề truyền thống như: quết bánh phồng, đường thốt nốt; lễ hội đua bò; văn nghệ dù kê gắn với đời sống của cư dân Nam bộ.


Đặc biệt, ở xã Đa Phước có đông đồng bào dân tộc Chăm, Hội Nông dân tỉnh An Giang có đò chèo để phục vụ du khách trong mùa nước nổi.


Đi thuyền tham quan vùng đất ngập mặn


Đi chuyền xyên những vùng đất ngập mặn là trải nghiệm vô cùng lý thú

Đi chuyền xyên những vùng đất ngập mặn là trải nghiệm vô cùng lý thú


Đến An Giang, du khách nên tới thăm rừng Tràm Trà Sư thuộc núi Thất Sơn, một nơi ngập mặn rất riêng ở vùng sông nước Tây sông Hậu, là nơi sinh sống của các loài chim, động vật và thủy sinh vật đặc trưng của các khu rừng đặc dụng của Việt Nam. Khi tới đây, du khách sẽ đi bằng thuyền, ngắm những chim muông lạ và quý hiếm không riêng ở Việt Nam mà còn trên cả thế giới. Du khách tự do chụp hình để ghi lấy cho mình những khoảnh khắc đẹp làm kỷ niệm cho chuyến du lịch Việt Nam đúng nghĩa


Cảm nhận không khí lễ hội đua bò


Trải nghiệm nên thử ở An Giang: Lễ hội đua bò Bảy Núi.

Lễ hội đua bò Bảy Núi – An Giang


Đua bò là môn thể thao mang đậm nét văn hóa của đồng bào Khmer An Giang vào dịp Lễ Dolta hàng năm. Đồng thời, tạo sự đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc đang sinh sống ở  vùng Thất Sơn hùng vĩ. Hội đua bò Bảy Núi năm nay diễn ra vào ngày 14/10 hàng năm, tại sân chùa Tà Miệt (xã Lương Phi, huyện Tri Tôn) với 64 đôi bò tham gia


Du  lich tâm linh ở An Giang


Trải nghiệm nên thử ở An Giang: Đi lễ Chùa Xứ, núi Sam.

Chùa Xứ, núi Sam – An Giang


Du khách có thể kết hợp tham quan du lịch hành hương tín ngưỡng tại các chùa, khu di tích văn hóa lịch sử cách mạng ở nhiều điểm nổi tiếng như Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam (thành phố Châu Đốc); Nhà Mồ Ba Chúc (huyện Tri Tôn), nơi lưu giữ trên 1.159 sọ người trong số hơn 3.157 người dân Việt Nam đã bị Pôn Pốt giết hại trong thời kỳ chiến tranh Biên giới Tây Nam, gồm: nhà trưng bày, nhà tạm nghỉ cho du khách đến tham quan, nghiên cứu, cúng viếng… 


Thưởng thức các món ăn đặc sản


Trải nghiệm nên thử ở An Giang: Thưởng thức Ẩm thực miền tây.

Món canh chua lá vang


An Giang có khá nhiều món ngon như cháo bò Tri Tôn, bún cá, bún nước khèn, các loại bánh, chè làm từ thốt nốt, súp bò viên, bò leo núi… Ngoài ra, bạn có thể thưởng thức các món bánh hay cơm nị, cà púa của người Chăm.


Đi chợ Tịnh Biên – chợ vùng biên giới với Campuchia


Tịnh Biên là một trong những cửa khẩu biên giới giáp với Campuchia, thuộc huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang. Nơi đây có đưòng bộ, đường thuỷ qua nước láng giềng.


Từ khá lâu, Tịnh Biên An Giang trở thành một trung tâm thương mại, dịch vụ, đầu mối giao thông quan trọng của vùng biên giới tây nam.


Từ Châu Đốc, chạy xe chừng ba mươi phút thì đến thị trấn Nhà Bàng, ở đây có đường tẻ về Xuân Tô chừng 10 km sẽ đến chợ Tịnh Biên. Khu kinh tế cửa khẩu chỉ cách thị trấn chừng non một cây số về phía tây.


Khách sạn ở An Giang

Khách sạn ở An Giang

Nguồn Links: Du Lịch An Giang | Kinh Nghiệm Du Lịch Chi Tiết Năm 2023 – DuLịch24.com.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *