Khám Phá Đình Ứng Thiên | Du lịch Đống Đa Chi Tiết

Cùng Mẹo Hay Today Khám Phá Đình Ứng Thiên | Du lịch Đống Đa Ngay Nào:

Giới thiệu Đình Ứng Thiên

 

http://media.dulich24.com.vn/diemden/dinh-ung-thien-6134/dinh-ung-thien-1.JPG

Đình Ứng Thiên  hiện nay thuộc  phường Láng Hạ ,quận Đống Đa, thành phố Hà nội. Đầu thời Nguyễn trở về trước, đình thuộc trại An Lãng, huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên. Đầu đời vua Thành Thái  (cuối TK XIX) trại An Lãng thuộc tổng An Hạ, huyện Hoàn Long tỉnh Hà Đông. Sau này Láng Hạ thuộc khu Đống Đa rồi quận Đống Đa như hiện nay.

 Từ Trung tâm Hà Nội theo đường Tràng Thi, Nguyễn Thái Học , tới Văn Miếu – Quốc Tử Giám, rẽ phải theo đường Tôn Đức Thắng (Hàng Bột cũ), đến Ngã Tư Sở rẽ phải theo đường Láng độ 1,5 km là tới.

 

http://media.dulich24.com.vn/diemden/dinh-ung-thien-6134/dinh-ung-thien-2.jpg

 

Sử sách xưa đã ghi chép đầy đủ về thời điểm ra đời của di tích đình Ứng Thiên dưới thời vua Lý Thánh Tông (1504- 1072). Sang thời Trần, sách Đại Việt Sử Lược” – (cuốn sử xưa nhất của nước Việt ta viết năm 1377) cho biết: Năm Chính Long Bảo Ứng thứ 9 (1171) vua Lý Anh Tông sai sửa sang đền Hậu Thổ. Đến đời Lê Trung Hưng, (TK XVII, XVIII) để đáp ứng chức năng sử dụng của ngôi đình làng, đền Ứng Thiên đã được quy hoạch và mở rộng thêm. Tiếp đó đình còn trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa. Niên đại tu sửa cuối cùng của triều Nguyễn hiện được ghi trên thượng lương của nhà hậu cung là năm Thành Thái thứ hai ( 1890).

Cannon2 204.jpg

   Hai bên cổng Đình là hai ông Voi chầu.

 

Thần tích lưu giữ tại đình kể rằng: Đình Láng Hạ có nguồn gốc từ ngôi đền cổ được vua Lý Thánh Tông xây dựng  sau cuộc nam chinh đánh Chiêm Thành năm 1069. Đền thờ nữ thần nguyên Quân Hậu Thổ, có công giúp vua đánh thắng quân giặc trong cuộc chinh phạt này. Sang thời Lê Trung Hưng do sự phát triển của tín ngưỡng thờ thần hoàng làng, đền Ứng Thiên được mang chức năng sử dụng của kiến trúc đình làng. Ngoài ra đình còn thờ những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử như: Linh Lang, Hoàng tử – con vua Lý được tôn là người bảo vệ phía tây của “Thăng Long tứ Trấn”; Cao Sơn Đại Vương, vị sơn thần trên núi Tản lập nhiều kỳ tích trong cuộc đấu tranh chống thiên tai và quân xâm lược phương Bắc; Công chúa Vĩnh Gia, một vị tướng xuất sắc  trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.

Cannon2 174.jpg

 

 Sách “Việt điện u linh” do Lý Tế Xuyên viết năm Kỷ Tỵ (1329) đời vua Trần Minh Tông có chép: Nguyên quân tức là thần cõi đất nước Nam. Khi xưa vua Lý Thánh Tông vào Chiêm Thành đến Cửa Hoàn bỗng bị mưa to gió lớn, sóng nổi dữ dội khiến thuyền bị tròng trành rất nguy hiểm. Vua đang bàng hoàng, lo lắng, chợt thấy một người con gái tuổi độ đôi mươi, mặt tươi như hoa đào, mày xanh như lá liễu, áo trắng quần hồng bước đến tâu với vua rằng:

Tôi vốn là tinh khí của nước Nam, thác đậu vào cây ở chốn mây nước đã lâu, nay gặp minh quân đi chinh phạt lũ giặc nhiễu phương Nam, thật là thỏa nguyện. Bệ hạ đi chuyến này xin cố cho được toàn thắng. Tôi tuy là thân bồ liễu cũng xin theo để giúp sức. Đến ngày khải hoàn, tôi lại xin đợi ở đây để bái yết. Nói rồi thần biến mất.

Cannon2 200.jpg

 

Vua tỉnh ra nói với quần thần, có vị tăng quan là Huệ Lâm tâu rằng: Thần nói thác đậu vào cây ở chốn mây nước, nay xin cho tìm ở cây, chắc có linh nghiệm. Vua bèn sai sứ giả tìm khắp trên bờ dưới bãi được một khúc gỗ rất giống hình người trong mộng, vua liền đặt tên là “Hậu Thổ Phu nhân” và  sai đặt trên bàn để trong thuyền ngự. Bấy giờ gió lặng, sóng yên, thuyền đi nhẹ nhàng. Đến Chiêm Thành, trận đánh như có thần giúp, quân ta thắng to. Đến hôm khải hoàn, thuyền của vua qua bến cũ đậu lại. Vua sai lập miếu thờ tại đấy, liền thấy mưa gió lại nổi lên. Sư Huệ Lâm tâu rằng : “Thần không vừa ý,  xin nhà vua cho rước về kinh đô”. Vua bằng lòng , cơn mưa gió liền tan.

 

Cannon2 196.jpg

 

Về tới kinh đô vua sai lập đền thờ ở thôn Yên Lãng, phía tây nam thành Thăng Long. Đền rất linh thiêng. Đến đời  vua Trần Anh Tông, gặp lúc hạn hán vua bèn dựng đàn để cầu đảo thần linh, thần bèn tác mộng với vua rằng: Bản đền có Câu mang thần quân có thể làm mưa được. Nhà vua tỉnh dậy sai quan hữu ty đến làm lễ. Quả nhiên mưa lớn tràn lan. Nhà vua bèn ban sắc phong cho thần: “Ứng Thiên Hậu thổ phu nhân”. Dưới Hậu Thổ phu nhân có Câu mang thần quân, coi về mưa xuân, nên từ nay phải làm lễ mùa xuân, rồi đem trâu đất để dưới đền thờ.

 

Cannon2 176.jpg

 

Cannon2 178.jpg

 

Trải qua các đời, thần đều được gia phong và được công nhận là vị thần có công với dân.

Đình cổ Láng Hạ là di tích thuộc loại hình kiến trúc tôn giáo, được xếp  là một di tích kiến trúc nghệ thuật quý của Thủ đô và cả nước .

 Đình Láng Hạ được xây dựng theo hướng tây nam trông ra sông Tô. Đình có quy hoạch theo chiều sâu, phía trước là đường gạch dài xuyên qua khu vườn cây, dẫn từ đường Láng vào tới sân gạch vuông.

 

Cannon2 183.jpg

 

Phần kiến trúc chính của đình theo hình chữ công. Do có khởi nguồn từ ngôi đền cổ chuyển thành đình nên mỗi nếp nhà được gọi theo nhiều cách khác nhau.

Tiền tế là nhà 5 gian xây gạch kiểu tường hồi bít đốc tay ngai. Phía trước hai bức tường hồi được xây vượt khỏi hàng hiên rộng khoảng 1m2. Ngoài cùng có một trụ biểu cao ngang với nóc mái, trụ có mặt cắt ngang hình vuông, đỉnh cột đặt tượng nghê, quay mặt vào phía trong. Bộ khung nhà tiền tế kết cấu đơn giản kiểu “Giá chiêng kẻ truyền”. Các quá giang, hoành, xà được bào trơn, bào soi, thân rường trạm các văn thực vật, văn mây. Thân kẻ, đầu kẻ trang trí đề tài rồng lá, rồng mây. Kiểu kết cấu này mang lại cảm giác nhẹ nhàng cho kiến trúc  đình.

 

 

Cannon2 187.jpg

 

Phương đình còn gọi là nhà thiêu hương, được đặt ở giữa tiền tế và hậu cung.

Hai bên nhà phương đình có hai dãy dải vũ nhỏ nằm song song và hướng mặt vào trong.

Phần thờ tự chính của đình được xây dựng sát nhà phương đình. Cung cấm là ngôi nhà ngang 3 gian xây gạch kiểu tường hồi bít đốc tay ngai. Bốn bộ vì được làm giống nhau kiểu “thượng chồng rường giá chiêng hạ kẻ”.

 

Cannon2 177.jpg

 

Trải qua gần nghìn năm thăng trầm của lịch sử, đình vẫn bảo tồn được nhiều hiện vật quý của thế kỷ XIX: Tượng đức thánh Mẫu có  quy mô tương ứng với người thực và được đặt trong khám lớn chạm khắc cầu kỳ. Tượng được thể hiện trong tư thế ngồi, khôn mặt tròn gần gũi với các pho tượng mẫu của thế kỷ XIX.

Một khám lớn trang trí rồng chầu, môt sập chân quỳ, hai hạc thờ, một bộ bát bửu, ba pho tượng thờ, năm lọ độc bình sứ, một tấm bia hậu đều thuộc thế kỷ XIX.

 

Cannon2 193.jpg

 

 

Một chuông đồng đúc thời vua Thành Thái, một cuốn thần phả và 15 đạo sắc phong của ba triều Lê, Tây Sơn, Nguyễn. Sắc phong sớm nhất là thời Vĩnh Khánh nhị niên (1730), sắc phong sau cùng vào thời Khải Định.

 Hội đình  Ứng Thiên từ ngày 6 – 8 tháng 3 và hội mùa thu vào ngày 26 tháng 9.

Mồng 6 tháng 3 là chính hội nhưng từ trước đó các cụ và nhân dân trong làng đã chuẩn bị cờ quạt, đồ tế khí. Các cụ bô lão đi gom hoa bưởi đun nước thơm làm lễ mộc dục.

 

Cannon2 202.jpg

 

Mồng 8 tháng 3: kết thúc hội rước ban Mẫu. Từ sáng sớm các cụ bà tụng kinh, lễ tế tạ rất trọng thể.

Lễ hội đình Ứng Thiên là hội xuân đồng thời diễn ra trên cả 3 làng Láng: Láng Thượng, Láng Trung , Láng Hạ.

Ngoài những giá trị tiêu biểu trong những di tích truyền thống, đình Ứng Thiên còn là nguồn tư liệu quý trong việc tìm hiểu về lịch sử văn hóa cổ xưa của dân tộc ta và  bản sắc văn hóa Thăng Long thời Lý Trần.

 

http://media.dulich24.com.vn/diemden/dinh-ung-thien-6134/dinh-ung-thien-14.jpg

 

Đình Ứng Thiên được UBND thành phố Hà Nội xếp hạng di tich năm 1984. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Kim Giao, Trưởng Ban Di tích đình Ứng Thiên tâm sự: Hiện nay chỉ giới đỏ của đình đã được xác định rõ ràng nhưng một số hộ vẫn chưa trao trả lại đất đang chiếm dụng cho đình. UBND Quận Đống Đa và UBND Phường Láng Hạ đều nắm được cụ thể nhưng không muốn  gây căng thẳng, mà chú trọng vận động với mong muốn bà con tự nguyện trả lại để chốn tâm linh này thêm được tôn nghiêm.

Nguồn Links: Đình Ứng Thiên | Du lịch Đống Đa – DuLịch24.com.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *