Khám Phá Đền Nguyễn Trung Trực | Du lịch Rạch Giá Chi Tiết

Cùng Mẹo Hay Today Khám Phá Đền Nguyễn Trung Trực | Du lịch Rạch Giá Ngay Nào:

Giới thiệu Đền Nguyễn Trung Trực


Đền Nguyễn Trung Trực



Cụ Nguyễn Trung Trực, anh hùng dân tộc, vốn là một người dân chài ở Bình Định. Nhân dân tỉnh Kiên Giang gọi Nguyễn Trung Trực bằng “Ông”, “Cụ” hoặc “Cụ Nguyễn” vì kiêng gọi tên húy. “Cụ Nguyễn” bị giặc Pháp đưa ra pháp trường lúc mới 30 tuổi. Cuộc đời ông tuy ngắn ngủi nhưng rất hào hùng, với những chiến công hiển hách đã đi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Để tưởng nhớ đến ông, ở Kiên Giang có rất nhiều miếu thờ Cụ Nguyễn.


Cổng đền

Cổng đền



Sau khi Nguyễn Trung Trực bị thực dân Pháp xử chém ngày 27 tháng 10 năm 1868 tại chợ Rạch Giá, những người dân yêu kính ông đã bí mật thờ ông trong đền thờ Nam Hải đại tướng quân (cá voi hay cá ông).



Đền thờ Nguyễn Trung Trực nằm ở phía tây của trung tâm thị xã Rạch Giá, trên đường Nguyễn Công Trứ. Mặt đền quay ra cửa biển và cách biển khoảng 100m. Năm 1869, đền chỉ là ngôi nhà nhỏ bằng gỗ, mái lợp lá, do người dân chài dựng lên để thờ thần Nam Hải (cá voi). Mỗi năm đến ngày mất của Cụ, nhân dân các nơi tụ tập về đây tổ chức cúng cơm cho Cụ. Qua nhiều lần sửa chữa và mở rộng vào các năm 1881-1964-1970, ngôi đền đã khang trang hơn. Đến năm 1988, Bộ Văn hóa đã ra quyết định công nhận mộ và đền Nguyễn Trung Trực là di tích lịch sử – văn hóa.




 



Ngôi đền hiện nay được khởi công xây dựng vào ngày 20-12-1964, khánh thành ngày 24-2-1970, do kiến trúc sư Nguyễn Văn Lợi thiết kế, toàn bộ kinh phí xây dựng do nhân dân đóng góp. Đền được xây dựng theo kiểu chữ tam, gồm có chánh điện, đông lang và tây lang. Cột kèo bằng bê tông, mái lợp ngói. Cổng đền ba cửa (dạng cổng tam quan).



Người dân nô nức hội đền

Người dân nô nức hội đền


Trước cửa chánh điện có một lư hương bằng đá, trên nóc mái đền được trang trí cảnh “lưỡng long tranh trân châu”, các góc mái đắp hình lá cúc cách điệu và hình rồng. Tất cả các mảng phù điêu trên được làm bằng xi măng cẩn những mảnh gốm nhiều màu rất đẹp. Cửa đình có hai cột đắp nổi hình rồng uốn lượn từ dưới lên quấn quanh cột, biểu tượng cho uy quyền và sức mạnh. Trong đền có 10 cây cột bằng bê tông, mỗi cột có chân hình bát giác, phía trên hình bát giác có đắp nối hai lớp cánh sen.


Bên trong đền

Bên trong đền


Qua lần sửa chữa vào năm 1881, ngôi đình đã khang trang hơn. Nhưng để có diện mạo như ngày hôm nay, chính là nhờ lần khởi công sửa chữa lớn vào ngày 20 tháng 12 năm 1964, khánh thành ngày 24 tháng 2 năm 1970, do kiến trúc sư Nguyễn Văn Lợi thiết kế, với toàn bộ kinh phí xây dựng do nhân dân đóng góp.



Nhân dịp này, nhân dân địa phương cũng đã tạc tượng Nguyễn Trung Trực bằng đồng sơn đen, đặt trước khu “chợ nhà lồng” Rạch Giá.



Trong chánh điện có rất nhiều bài vị thờ. Phía ngoài là bài vị Chánh soái Đại càn, di ảnh Nguyễn Trung Trực, chư vị hội đồng trăm quan cựu thần, thờ tiền hiền, đồng bào nghĩa quân liệt sĩ. Phía trong có ba ngai thờ chính của đền: chính giữa là ngai thờ Nguyễn Trung Trực; bên trái là ngai thờ cụ Phó cơ Nguyễn Hiền Điều, Phó lãnh binh Lâm Quang Ky; bên phải là ngai thờ thần Nam Hải đại tướng quân. Trên nóc đền có bức hoành phi ghi 4 chữ “anh khí như hồng”, nghĩa là khí tiết của người anh hùng rực rỡ như cầu vồng bảy sắc.



Mộ Nguyễn Trung Trực nằm trong khuôn viên, từ cổng nhìn vào, ở bên trái đình. Ngôi mộ bằng xi măng, hình chữ nhật, mà phía sau là một tấm bia cao khoảng 2 m, rộng hơn 1 m, trên khắc chữ: Anh hùng Nguyễn Trung Trực (1838 – 1868). Ở góc phải mộ có một tảng đá nhỏ ghi ngày đặt viên đá đầu tiên xây mộ là là ngày 18 tháng 10 năm 1986.



Năm 1988, Bộ Văn hóa – Thông tin đã công nhận mộ và đền Nguyễn Trung Trực là di tích lịch sử – văn hoá cấp quốc gia.


 

Nguồn Links: Đền Nguyễn Trung Trực | Du lịch Rạch Giá – DuLịch24.com.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *