Khám Phá Chùa Vĩnh Nghiêm | Du lịch Yên Dũng Chi Tiết

Cùng Mẹo Hay Today Khám Phá Chùa Vĩnh Nghiêm | Du lịch Yên Dũng Ngay Nào:

Giới thiệu Chùa Vĩnh Nghiêm

 

Chùa Vĩnh Nghiêm


Linh thiêng chùa Vĩnh Nghiêm


Nhắc đến một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất thành phố Hồ Chí Minh chúng ta không thể không kể tên đến chùa Vĩnh Nghiêm. Tọa lạc ở đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa quận 3, chùa có một khuôn viên khá rộng với diện tích sử dụng khá rộng khoảng hơn 7000m2.


Chùa là địa điểm mà các tăng ni phật tử thường đến nghiên cứu phật học. Ngôi chùa là nơi các du khách thập phương thường đến tham quan và người dân đi cầu may mắn, hạnh phúc. Nhiều người dân thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, Vĩnh Nghiêm là một trong những ngôi chùa đẹp nhất thành phố. Vì thế, người dân đến đây thường khá đông. Nhang trong bảo điện lúc nào cũng nghi ngút khói. Chùa đã và đang là địa chỉ tin cậy để người dân thành phố có được một điểm tựa về mặt tinh thần trong cuộc đời đầy bộn bề vất vả, lo toan này.


Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa theo dòng phái Đại Thừa

Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa theo dòng phái Đại Thừa


Bây giờ ta hãy tìm hiểu sơ qua về đạo phật. Đạo phật do đức Thích Ca Mâu Ni sáng lập. Phật giáo là một trong ba tôn giáo phổ biến nhất trên thế giới, xuất hiện ở Ấn Độ vào thiên niên kỉ thứ nhất trước Công Nguyên, sau đó truyền sang các nước Đông Nam Á, Trung Á và vùng Viễn Đông. Phật giáo cho rằng mọi sinh vật, mọi cuộc đời trong các hình thức thể hiện của nó đều có tội lỗi, mang lại khổ đau cho quảng đại chúng sinh. Nguồn gốc của tội lỗi và khổ đau mà con người và chúng sinh chịu đựng trên thế gian này đều bắt nguồn từ những nhận thức về thế giới qua các giác quan, thực tế là chu kì luân hồi. Mọi cảm xúc, dục vọng của con người đều đem đến khổ đau. Nhằm thoát khỏi vòng luân hồi con người phải vượt qua ngu muội, hiểu rõ bản thể của thế giới, từ bỏ mọi dục vọng trong cuộc đời này, mọi ham muốn quyền lực, của cải vật chất thì mới đi vào được đường cứu độ chúng sinh, con đường mà thực chất của nó là từ bỏ và đoạn tuyệt mọi dục vọng cá nhân, không có hạnh phúc và cực lạc trên con đường này. Phật giáo Đại Thừa là một trong hai phái chính của đạo Phật đó là phật giáo Tiểu Thừa và phật giáo Đại Thừa. Phật giáo Đại Thừa cho rằng không chỉ sư sải mới có thể tu luyện để lên cõi Niết Bàn mà người thế tục ai cũng có tính Phật, nếu tu luyện đều có thể đạt được mục đích như vậy. Cũng theo giáo lý Đại Thừa, thế giới là ảo ảnh, chỉ có Niết Bàn là thế giới thực, thế giới của các Đạt Ma. Chính vì bản chất muốn hướng con người tới chân-thiện-mỹ mà Phật giáo là một trong những tôn giáo ở Việt Nam có số lượng tín đồ phật tử rất đông. Phật giáo ở Việt Nam đã đồng hành cùng dân tộc trong hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Trong các cuộc chiến tranh chống quân xâm lược từ những thế lực phương Bắc cho đến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, rất nhiều tăng ni, Phật tăng ni, phật tử đã ngã xuống cho non sông nước Việt được như ngày hôm nay. Một ví dụ điển hình là Bồ Tát Thích Quảng Đức đã tự thiêu phản đối đế quốc Mỹ và chế độ ngụy quyền Sài Gòn mà chúng ta không ai không thương cảm. Ngày nay, nơi Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu nhà nước đã cho dựng tượng đài để tỏ lòng tôn kính ngài. Nếu bạn có dịp đến Sài Gòn bạn có thể đến thăm khu vực đặt tượng ngài ở giao lộ Nguyễn Đình Chiểu và Cách Mạng Tháng Tám.


Nằm ở một vị trí không quá xa trung tâm cũng như một số quận ven thành phố, Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa theo dòng phái Đại Thừa. Chùa Vĩnh Nghiêm là một trong những nơi mà người dân Sài Gòn đến đi lễ đầu năm. Vào sáng mùng 1 tết, hàng trăm hàng nghìn người nô nức đến chùa Vĩnh Nghiêm để cầu may mắn cho gia đình và người thân. Ở Sài Gòn, đi chùa hái lộc cũng như cầu an là một nét đẹp truyền thống không thể thiếu của nhiều người dân ở đây. Chùa vào lúc này đông nghịt tăng ni, phật tử cũng như du khách thập phương. Các dịch vụ bán nhang, cây vàng lá bạc… trải dài từ cổng vào để phục vụ khách viếng chùa. Dù phải chen chúc trong cảnh khói hương nghi ngút nhưng các cụ già, các em nhỏ cũng như các đôi nam nữ đều mong được thành kính thắp nén hương cho từng bàn thờ để nói lên điều ước vọng của mình. Khói hương xông lên mắt cay xè nhưng ai nấy đều hồ hởi, phấn khởi vì đã hoàn thành lời khấn nguyện cầu cho gia đình mình sung túc, hạnh phúc.


Đến chùa mùng 1 tết, các đôi nam nữ khoe mình trong các bộ áo mới đi lễ. Họ cầu xin đức Phật phù hộ cho tình duyên năm mới đã khăng khít lại càng khăng khít hơn.


Các em nhỏ thì chạm tay vào tượng các vị La Hán để cầu mong mình thông minh, học hành giỏi giang, vâng lời ba mẹ và cũng không quên cầu cho mình tết này được nhiều tiền lì xì. Còn các cụ già thì cầu mong cho mình năm mới một sức khỏe dồi dào, con cháu hòa thuận, gia đình làm ăn phát tài.


Những ngày lễ Vu Lan cũng như ngày rằm đều thu hút nhiều người đến chùa. Lễ Vu Lan diễn ra vào Rằm tháng Bảy. Các chợ lớn nhỏ đều nhộn nhịp người mua bán đồ cúng. Vào dịp này, nhiều người thường mua hoa, trái cây về chưng dù giá cả có tăng cao hơn so với ngày thường. Chùa Vĩnh Nghiêm là một trong những ngôi chùa mà dòng người đổ về từ sáng tới khuya không ngớt trong ngày lễ quan trọng này. Đội ngũ những người ăn theo như bán nhang, hương vàng, bán hoa sen, chuỗi vòng là bằng hạt bưởi được dịp phát tài. Thêm vào đó, khu mua chim để thả phóng sinh cũng nhộn nhịp. Chim phóng sinh thường là chim loại nhỏ được nhốt trong lồng. Người đi lễ mua chim, khấn nguyện cầu phúc cho cha mẹ  rồi mở lồng cho chim bay ra về với bầu trời xanh mang theo lời ước vọng của người thả. Lễ này thường diễn ra hoạt động tổ chức như lễ Cầu an, Cầu siêu, …, hoạt động cài bông hồng và tụng kinh Vu Lan. Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ đã phổ thơ Thiền sư Thích Nhất Hạnh cho ra đời một bài hát làm rơi lệ biết bao người. Bài hát có tên là “Bông hồng cài áo” có những câu thấm đẫm tình mẫu tử


Mẹ, mẹ là lọn mía ngọt ngào

Mẹ, mẹ là nải chuối buồng cau

Là tiếng dế đêm thâu

Là nắng ấm nương dâu

Là vốn liếng yêu thương cho cuộc đời

Rồi một chiều nào đó anh về, nhìn mẹ yêu, nhìn thật lâu

Rồi nói, nói với mẹ rằng “Mẹ ơi, mẹ ơi, mẹ có biết hay không ?”

Biết gì ? “Biết là, biết là, con thương mẹ không ?”

Đóa hoa màu hồng vừa cài lên áo đó anh

Đóa hoa màu hồng vừa cài lên áo đó em

Thì xin anh, thì xin em

Hãy cùng tôi vui sướng đi.


Chùa Vĩnh Nghiêm cũng là một trong những nơi kêu gọi phật tử hiến màu nhân đạo cũng như kêu gọi tấm lòng hảo tâm của đồng bào trong cả nước chung tay giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt. Đây là những hoạt động mà đã giúp ích cho những người bệnh cũng như người dân vùng lũ khắc phục được phần nào hậu quả của thiên tai.


Chùa là một trong những nơi mà các sĩ tử thường hay lui tới khấn nguyện cho việc thi cử của mình được tốt đẹp. Chùa giúp cho các bạn trẻ đi thi có được một không gian thanh tịnh định tâm để có được một kết quả như ý trong các kì thi.


Bây giờ, chúng ta hãy bàn đôi nét về phong cảnh, kiến trúc và phong cảnh chùa Vĩnh Nghiêm. Qua một số tài liệu về chùa, chùa do kiến trúc sư Nguyễn Bá lăng vẽ kiểu. Chùa được xây vào năm 1964 và hoàn thành năm 1971. Cổng đi vào chùa là cổng Tam quan. Ngày xưa, lúc đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa chưa mở rộng đường thì cổng chừa cách vị trí chùa bây giờ khoảng 4m và thấp hơn khoảng 30cm. Sau đó cổng phải di dời vào trong. Tổng kinh phí cho việc di chuyển lúc đó là 120 triệu đồng. “Thần đèn” Nguyễn Cẩm Lũy cùng các cộng sự của ông đã hoàn thành công việc di dời một cách tốt đẹp. Việc di dời đảm bảo cho cảnh quan kiến trúc của ngôi chùa không bị phá vỡ. Nó giúp bảo tồn một công trình có giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử của thành phố.


Nhìn từ xa, chúng ta đã thấy ngọn tháp 7 tầng cao 40m. Tháp có tên gọi Quan Thế Âm. Tháp hình vuông, mỗi cạnh đáy 6m. Ðỉnh tháp có 9 bánh xe vòng tròn và những hình khối tròn gọi là Long xa và Quy châu. Tháp Quan Thế Âm là một trong những ngôi tháp đồ sộ nhất Việt Nam. Tháp Quan Thế Âm được xây dựng bên phải cổng Tam quan. Tháp có từ khi xây dựng tổ đình tức năm 1964.


Nhìn từ xa, có thể thấy ngọn tháp 7 tầng cao 40m

Nhìn từ xa, có thể thấy ngọn tháp 7 tầng cao 40m


Tháp cao thứ hai trong chùa Vĩnh Nghiêm là tháp Xá Lợi Cộng Đồng. Tháp này cao 25m. Nơi đây đựng tro thi hài của người chết mà thân nhân họ giữ ở chùa.


Ngôi tháp đẹp nhất trong chùa chính là ngôi tháp thứ ba. Tháp được xây bằng đá. Tháp là ngôi tháp đá cao và đẹp nhất nước ta. Tháp nằm bên trái cổng Tam Quan và đối xứng với tháp Quan Thế Âm. Tháp thờ hòa thượng Thích Thanh Kiểm một trong hai người sáng lập chùa. Tháp được xây bởi những người thợ trẻ tuổi thuộc huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Đại đức Thích Thanh phong và một số thầy chùa Vĩnh Nghiêm đã mất rất nhiều công sức trong việc hoàn thành ngôi tháp này. Đầu tiên là công việc chọn đá để làm tháp. Đá xây dựng là đá xanh đen được lấy từ Thanh Hóa.  Ngôi tháp cao bảy tầng có nghĩa “thất cấp phù đồ”. Năm bậc cấp từ hai cột chính bằng đá bước lên tòa tháp tượng trưng cho “ngũ căn, ngũ lực” của nhà Phật. Trên thân tháp có một cặp rồng lớn, 27 cặp rồng nhỏ và những cánh phượng uốn mình rất hoành tráng. Các họa tiết được chạm khắc tỉ mỉ, công phu. Hàng loạt chi tiết tháp đá có độ nổi lên đến 7 – 8cm thậm chí là 10cm. Độ nổi mà như một số người đánh giá là hàng ngàn năm sau vẫn chưa mờ.


Khu trung tâm bao gồm một tầng trệt và tầng lầu. Tầng trệt có hai phần, đó là phần ngoài nằm bên dưới sân thượng và phần trong nằm dưới Phật điện. Tầng trệt được chia là nhà thờ tổ, giảng đường, văn phòng, thư viện, lớp học, phòng học, phòng tăng v.v… Từ dưới sân có ba cầu thang rộng dẫn lên tầng trên bao gồm Phật điện và sân thượng. Lên đến sân thượng bạn sẽ cảm thấy rất mát mẻ dễ chịu. Sân thượng khá rộng. Phía tay phải có một gác chuông mà mọi người thường đến đây thỉnh cầu và gióng chuông để mong cho lời cầu của họ sẽ được thực hiện. Từ sân thượng lên tiếp mấy bậc thềm nữa là tới Bái điện. Bái điện nguy nga với không gian rất rộng. Các cột, rui mè và mái ngói đều được đúc bằng bê-tông cốt sắt. Bàn thờ Phật được thiết lập ở Bửu điện: chính giữa thờ Phật Thích Ca, hai bên có Văn Thù Bồ Tát (bên trái Phật Thích Ca) và Phổ Hiền Bồ Tát (bên phải). Tôi đã vào tham quan khu Bái điện này. Tôi nhận thấy rằng, mọi người vào lễ chùa ai ai cũng thành kính cầu nguyện. Khi vào Bái điện, du khách và phật tử đều rất nhẹ nhàng trong đi lại cũng như trong cách cư xử. Kiến trúc của Bái điện khá công phu. Các góc mái chùa đều uốn cong theo kiểu chùa miền Bắc, đó là mái trước chồng diêm. Chính giữa đỉnh nóc có Bánh xe pháp luân và các góc có hình đầu phượng. Lang thang ra sau chùa bạn sẽ thấy một không gian yên tĩnh lạ thường. Không khí trong lành, dễ chịu. Tiếng chuông chùa cộng với vẻ trang nghiêm thành kính của người đi lễ đã nói lên phần nào tại sao chùa Vĩnh Nghiêm là nơi mà nhiều người thường hay lui tới.

Nguồn Links: Chùa Vĩnh Nghiêm | Du lịch Yên Dũng – DuLịch24.com.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *