Khám Phá Chùa Thiên Vương Cổ Sát (Chùa Tàu) | Du lịch Đà Lạt Chi Tiết

Cùng Mẹo Hay Today Khám Phá Chùa Thiên Vương Cổ Sát (Chùa Tàu) | Du lịch Đà Lạt Ngay Nào:

Giới thiệu Chùa Thiên Vương Cổ Sát (Chùa Tàu)


Giới thiệu chung


Nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt chỉ khoảng 5km về phía Đông Bắc, Chùa Thiên Vương Cổ Sát như một không gian biệt lập và nằm trầm tĩnh trên đồi Rồng của phố núi.


Còn có tên là Chùa Phật Trầm hay Chùa Tàu, được xây dựng năm 1958, lúc ấy chùa gồm 3 gian nhà gỗ lợp tôn khá giả dị. Qua thời gian chùa được xây dựng lại, trùng tu và có diện mạo khang trang như ngày nay.


Kiến trúc của chùa khá đặc biệt, mang phong cách kiến trúc chùa Hoa và hội quán. 


Trong các tour du lịch Đà Lạt, Thiên Vương Cổ Sát là điểm tham quan không thể bỏ qua, bởi nơi đây không chỉ là chốn tịnh tâm gột rửa những ưu tư của con người, mà còn là một công trình kiến trúc giá trị với quang cảnh thoáng đãng hữu tình, góp phần không nhỏ trong hành trình khám phá đầy thi vị của du khách khi đến thăm Đà Lạt.

Chánh điện chùa Tàu Thiên Vương Cổ Sát tại Đà Lạt
Chánh điện chùa Tàu Thiên Vương Cổ Sát tại Đà Lạt


Lịch sử hình thành và phát triển


Chùa Tàu hay chùa Phật Trầm có tên gọi đầy đủ là chùa Thiên Vương Cổ Sát. Chùa được Hòa thượng Thọ Dã thuộc Hội quán Triều Châu xây dựng năm 1958 gồm 3 gian nhà bằng gỗ lợp tôle.


Năm 1989, ông Lê Văn Cảnh đã đứng ra trùng tu xây dựng. Lúc này ngôi nhà giữa đã được tháo dỡ nhằm tạo không gian thông thoáng cho hai tòa nhà còn lại.


.Công trình kiến trúc chính của chùa là Quang Minh Bảo Điện thờ Tây Phương Tam Thánh gồm tượng A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát. 


Chùa Tàu – Kiến trúc độc đáo


Cùng với các nhà thờ, chùa chiền trên địa bàn thành phố, chùa Thiên Vương Cổ Sát (chùa Tàu) là một ngôi chùa có rất nhiều nét kiến trúc cũng như trang trí nội thất in đậm phong cách Trung Quốc. Ðiều đó càng chứng tỏ rằng, mặc dù các hạng mục kiến trúc ở Lâm Ðồng không có khác biệt lớn về phong cách so với kiến trúc cùng loại ở các vùng dân cư khác, nhưng vẫn có thể nhận ra những nét rất riêng của Ðà Lạt ở các công trình kiến trúc này.


Trước hết, các kiến trúc này đều chiếm lĩnh những khoảng không gian rộng rãi, cảnh quan khoáng đãng và thường tọa lạc trên những đồi cao, chứ không chen chúc nhau trong những khoảng không gian chật hẹp ở các vùng đô thị.


Qua cổng tam quan là đến toà Từ bi bảo điện và ngay ở trung tâm này là pho tượng Ðức Phật Di Lặc cao 3m, được sơn son thiếp vàng cao chừng 2,5m và tượng phật Thích Ca cao 0,5m. Tại 4 góc Bảo Điện có tượng Tứ Đại Thiên Vương cao 2,6m được đúc bằng xi măng.


Qua một khoảnh sân là đến Minh Quang Bảo Điện đây là kiến trúc chính của ngôi chùa này. Tại đây thờ Tây Phương Tam Thánh gồm các tượng A Di Đà Phật ở giữa, Quan Thế Âm Bồ Tát bên trái và Đại Thế Chí Bồ Tát bên phải.là công trình 


Tòa Quang Minh bảo điện này có hình tứ giác, có cạnh 15m và chiều cao 12m. Trên đỉnh mái có hình hai con rồng được sắp xếp theo thế hồi long. Các đầu đao của 2 tầng mái trên và dưới đều có gắn các cặp lưỡng long vươn đầu ra ngoài. Về nội thất của chùa Tàu, từ lâu đã khá nổi tiếng với 3 pho tượng Tây phương Tam Thánh


Đây đều là những bức tượng quí được tạc từ gỗ trầm, cao 4m và nặng 1,5 tấn do Hòa thượng Thọ Dã thỉnh từ Hồng Kông năm 1958. Nơi đây cũng còn hai tượng Văn Thù và Phổ Hiền ở hai bên vách bảo điện. 


 Đặc biệt bến trái Từ bi Bảo Điện có chiếc bàn xoay kỳ diệu luôn thu hút du khách mỗi khi có dịp ghé đến Thiên Vương Cổ Sát


 Quang Minh Bảo Điện - Chùa Thiên Vương Cổ Sát

Quang Minh Bảo Điện – Chùa Thiên Vương Cổ Sát


Trên đỉnh đồi thông phía sau Quang Minh bảo điện là một đài cao 2 tầng. Tầng trên là một pho tượng Phật Thích Ca đồ sộ, cao trên 10m, đang tọa thiền trên đài sen. Còn tầng dưới là nơi nghỉ ngơi cho khách thập phương tới vãn cảnh chùa.



Pho tượng Phật Thích Ca đang tọa thiền trên đài sen

Pho tượng Phật Thích Ca đang tọa thiền trên đài sen


Phía sau chùa có ngọn đồi trước đây là “cốc” của nhà sư Thọ Dã có một Thích Ca Phật Đài cao chừng 10m nỗi bật giữa đồi thông lộng gió. Hiện chùa chỉ có bà Diệu Anh phụ trách hoa, đèn và chúng tăng.


Trong chùa có một cái bàn xoay mà chúng ta hay gọi là “bàn xoay kỳ diệu” khi du khách đặt tay lên bàn xoay, muốn nó xoay bên nào thì chỉ cần nói: quay trái, quay phải, nhanh lên…” nhiều người cho rằng có linh hồn nào đó điều khiển bàn xoay này.


Thật sự, bàn xoay này được làm bằng một loại gỗ (ở vùng Bình Định) có khả năng tích điện, vì vậy khi ta đặt tay lên mặt bàn, lực điện từ của bàn tay tác dụng làm cho cái bàn xoay với lại bàn được thiết kế khá đặc biệt, phần mặt bàn và chân bàn tách rời nhau, mặt bàn có thể xoay nhưng chân vẫn đứng yên (giống như một số bàn ăn kiểu mới quay được lắp đặt trong các nhà hàng sang trọng để cho khách có thể thưởng thức tất cả các món ăn). 

Nguồn Links: Chùa Thiên Vương Cổ Sát (Chùa Tàu) | Du lịch Đà Lạt – DuLịch24.com.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *