Khám Phá Cầu Tràng Tiền | Du lịch Thành phố Huế Chi Tiết

Cùng Mẹo Hay Today Khám Phá Cầu Tràng Tiền | Du lịch Thành phố Huế Ngay Nào:

Giới thiệu Cầu Tràng Tiền


Khám phá Cầu Tràng Tiền – Thừa Thiên Huế


Cầu Tràng Tiền còn được gọi là Cầu Trường Tiền bắc qua sông Hương, thành phố Huế.


Cầu Tràng Tiền dài 402,60 m, gồm 6 nhịp dầm thép hình vành lược, khẩu độ mỗi nhịp 67 m. Khổ cầu 6 m, được thiết kế theo kiến trúc Gô tích, bắc qua sông Hương. Đầu cầu phía bắc thuộc phường Phú Hòa, đầu cầu phía nam thuộc phường Phú Hội. Tải trọng thiết kế H13 và xe xích 60.


Cầu Tràng Tiền thơ mộng sắc hoa Phượng đỏ

Cầu Tràng Tiền thơ mộng sắc hoa Phượng đỏ


Khách du lịch đến Huế, cuộc gặp gỡ đầu tiên với đất cố đô là dòng sông Hương. Và điều tất nhiên là khách sẽ dõi theo dòng sông Hương tìm cầu Tràng Tiền. Buổi sáng, bàng bạc trong màn sương ẩn hiện là màu trắng của cầu Tràng Tiền “sáu vài, mười hai nhịp” nối đôi bờ sông Hương xanh ngắt bóng cây. Màu trắng đó càng nổi bật lên trong ánh nắng của những buổi trưa hay ướt sũng trong những ngày mưa dầm dề của tháng mười âm lịch. Nếu sông Hương là dòng sông của những chuyện tình mơ một hay trăng gió của du khách, thì cầu Tràng Tiền chính là khúc nối duyên tình của bao lứa trai gái xứ Huế, có khi như một mối hận của một đoạn đời người: 


Cầu Tràng Tiền sáu vài mười hai nhịp

Anh qua không kịp, tội lắm em ơi

Bấy lâu ni chịu tiếng mang lời

Dẫu có xa nhau đi nữa cũng bởi ông Trời mà xa


Nhưng chuyện về cầu Tràng Tiền không phải là chuyện xa xưa của xứ Huế như năm tháng trôi đi theo dòng lịch sử của con sông Hương và đất kinh kỳ. Những năm cuối thế kỷ 19, khi giặc Pháp đã đánh chiếm kinh thành Huế, ngày 23 tháng 5 năm Ất Dậu (5-7-1885), gây nên “ngày quẩy cơm chung” cho cả kinh thành tang tóc, thì sông Hương vẫn cách trở đôi bờ. Muốn qua lại Nam-Bắc dòng sông, người dân xứ Huế thuở đó phải qua những con đò ngang mà mãi sau này vẫn còn tồn tại những bãi bến.


Nếu không kể những bến đò ngang dưới Cồn Hến, Gia Hội, Đông Ba, dọc theo trục đường Trần Hưng Đạo (bờ Nam), ngày nay đã có 3 bến đò chính là bến đò Tràng Tiền, bến đò Thừa Phủ và bến đò Trường Súng (bên chân cầu Bạch Hổ, dưới ga Huế). Khi thực dân Pháp khai trương trục đường xuyên Đông Dương, trong đó có đoạn đường từ Đà Nẵng ra Huế với đường đèo Hải Vân và đoạn đường từ Huế ra Hà Tĩnh, Vinh (Nghệ An) vào những năm từ 1887 đến 1890, họ mới đặt vấn đề phải xây một cây cầu bắc qua đôi bờ sông Hương. Dự tính như thế, nhưng mãi đến năm 1897, năm Thành Thái thứ 9, cầu mới xây xong, toàn bằng gỗ. Cầu đó, vì vậy được đặt tên là cầu Thành Thái, nhưng vì cầu xây ngay sát xưởng đúc tiền cũ, nơi bến đò ngang vùng đó


Lung linh sắc màu khi đêm về

Lung linh sắc màu khi đêm về


Nơi bến Tràng Tiền có cây đa bóng mát

Gần bến Bồ Đề có bãi cát phẳng lỳ.


Nên dân cứ gọi phổ biến là cầu Tràng Tiền và cầu cũng hòa theo nhịp sống dân dã mà đi vào ca dao, hò vè quen thuộc.


Cầu Tràng Tiền đã chứng kiến bao biến cố xáo động. Trước hết đó là cơn bão ngày mồng 5 tháng 10 năm Giáp Thìn tức ngày 11 tháng 11 năm 1904, quen gọi là cơn bão năm Thìn. Hãy nghe một câu ca để lại, mang nỗi buồn cho một đôi bạn tình:


Năm Thìn bão nổi thình lình

Kẻ trôi người nổi, hai đứa mình lạc nhau


Cơn bão đó cuồng phá hầu hết các tỉnh miền Trung, vào đến tận Bình Thuận, Vũng Tàu trong Nam. Nạn đói kinh khủng xảy ra ở mất tỉnh phía Bắc Trung kỳ, nhất là ở Nghệ Tĩnh và Bình Trị Thiên. Rồi một người đàn bà “bán trôn nuôi miệng” tên là Trần Thị Lan, lấy chồng khách tên Hồng, rồi lấy một viên quan Tư pháp, nên được gọi chung cái tên là cô Tư Hồng.


Nhờ thế chồng là sĩ quan cao cấp Pháp, cô được Tây giao thầu phá tường thành Hà Nội. Cô Tư Hồng giàu phắt lên, tậu hàng dãy nhà to lớn ở Hà Nội cho thuê, mở tiệm, nhà chứa. Tiếng tăm cô lừng lẫy. Nhân cơn bão năm Thìn đó, cô vét hết gạo ở miền Bắc, chở vào Huế định hốt bạc một chuyến lớn. Nhưng việc bị phát giác, cô bèn biến thóc gạo đầu cơ thành của bố thí, đem đi phát chẩn. Vậy là tiếng tăm cô nổi như sóng cồn. Và hơn thế nữa, vua Thành Thái vời cô cho được bệ kiến, ban ngay cho cô hàm “ngũ phẩm nghi nhân”, sắc chỉ có lời ca ngợi:


Nữ Trung phong nhã chi hào, hồng trần bạt tục

Thế thượng vân lôi chi hội, bạch thủ thành gia

(hào hoa phong nhã bậc nhất chị em, đàn bà khác thường

gặp thời mây tuôn sấm dậy, tay trắng nên nhà) 


Triều đình Huế còn ban thêm cho cô một biển vàng Lạc quyên nghĩa phụ (người đàn bà làm việc nghĩa tự ý quyên góp của cải). Cô Tư Hồng còn xoay sở xin cho cha, nguyên là phó cối cái sắc “Hàn lâm thị độc”. Cô Tư về làng ăn đại khao, có nhờ Tam nguyên Nguyễn Khuyến cho mấy đại tự để khắc treo lên cổng nhà. Cụ Yên Đổ đã cho ba chữ “Chi chi dã”, nói là lấy từ sách cổ đại tiểu do chi xuất nhập khả dĩ! Thực ra là nói về con đĩ “lớn nhỏ đều có thể ra vào cửa này


Thuận tiện cho người dân đi lại

Thuận tiện cho người dân đi lại


Chuyện về cơn bão năm Thìn là thế, nhưng chính lại dính đến cầu Tràng Tiền với vua Thành Thái. Xin dẫn đoạn ghi sau đây trong Hồi ký của cụ Đặng Thái Mai (tr. 122): “Một tin đồn rằng: ngày cái cầu Tràng Tiền bắc qua sông Hương, được khởi công lần thứ nhất thì lão Khâm sứ, hôm bắt đầu đặt hòn đá móng cho công trình, đã nói với vua: “Khi nào cái cầu này gãy thì Nhà nước bảo hộ sẽ trả lại nước An nam cho bệ hạ”. Nào ngờ đâu, cái trận bão năm Thìn (1904) lại xô ngã nhịp cầu đầu tiên xuống sông. Thế là mấy ngày sau, khi nhà vua gặp lại Khâm sứ trong một buổi lễ, đã hỏi ngay hắn ta: “Thế nào, cái cầu gãy rồi đấy?” Lão Khâm sứ chỉ còn một nước xanh mặt lại, cười nghệ, đánh trống lảng, nói sang chuyện khác…”


Cầu Tràng Tiền đổ lần 2 vào năm Thìn (1904). Mãi năm 1906, cầu được xây lại bằng xi măng, vẫn giữ tên cầu là Thành Thái cho đến năm 1916, khi vua Duy Tân khởi nghĩa thất bại, bị giặc đưa vào Vũng Tàu ở Bạch Dinh, lại gặp ngay đúng phụ vương mình là cựu hoàng Thành Thái còn bị giam tại đó.


Cầu Tràng Tiền đúc lại bằng xi măng, có sáu vài mười hai nhịp như hiện nay. Dân Huế có câu hò kêu gọi truyền thống cứu dân cứu nước trong những năm tháng của phong trào Duy Tân và chống sưu vào những năm 1907-1908.


Chợ Đông Ba đem ra ngoài giại

Cầu Tràng Tiền đúc lại xi-mon

Ôi người lỡ hội chồng con

Về đây gá nghĩa vuông tròn với ta.


Sau khi đày vua Thành Thái, để tránh cái tên cầu mang tên nhà vua, bên Pháp khi chính phủ Clémenceau lên nắm quyền, thực dân Pháp đổi tên cầu Tràng Tiền là cầu Clémenceau, nhưng dân Huế vẫn giữ tên cầu như cũ.

Nguồn Links: Cầu Tràng Tiền | Du lịch Thành phố Huế – DuLịch24.com.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *