Khám Phá Phố Gầm Cầu | Du lịch Hoàn Kiếm Chi Tiết

Cùng Mẹo Hay Today Khám Phá Phố Gầm Cầu | Du lịch Hoàn Kiếm Ngay Nào:

Giới thiệu Phố Gầm Cầu

Phố Gầm Cầu

 

 

Đây nguyên là đất thôn Phúc Lâm,tổng Tả Túc(sau đổi là tổng Phúc Lâm) và thôn Phủ Từ,tổng Hậu Túc(sau đổi là tổng Đồng Xuân) đều thuộc huyện Thọ Xương cũ.Đình Phủ Từ này là số nhà 19 phố Hàng Lược,chùa Phúc Lâm là số nhà 120 đường yên Phụ.Chính thôn Phúc Lâm này đã đi vào thơ của Cao Bá Quát trong bài “Phúc Lâm lão” là một bài thơ giàu chất hiện thực,nói lên tình cảnh khốn đốn của dân vùng này đương thời với tác giả(giữa thế kỷ XIX).

 

 

 

 

Thời Pháp thuộc, phố có tên là Lơbơlăng (Rue Leblanc). Sau cách mạng đổi thành Khúc Hạo. Đến năm 1947 phố được tách làm hai: Từ Trần Nhật Duật đến Hàng Giấy gọi là Nguyễn Hữu Huân, từ Hàng Giấy đến Phùng Hưng gọi là Gầm Cầu. Đợt đổi tên phố tháng 6-1961, hai phố này gộp lại và đặt tên phố là phố Gầm Cầu.

 

 

photo

 

 

Đó là một con phố có tuổi một thế kỷ, với những đặc điểm không giống với bất kỳ một đường phố nào khác của Hà Nội. Phố Gầm Cầu dài chỉ khoảng 200m, nằm ở phía Bắc khu phố cổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.  

 

http://media.dulich24.com.vn/diemden/pho-gam-cau-6004/pho-gam-cau-7.jpg

 

Ít ai có thể nghĩ rằng đây là lối vào của một con phố.

Trong lich sử tồn tại của mình, phố đã trải qua nhiều lần đổi tên. Thời Pháp thuộc phố có tên là phố Leblanc; đến năm 1946 đổi là phố Khúc Hạo. Thời tạm chiếm ( 1948- 1954), phố được chia ra làm hai: phố Nguyễn Hữu Huân ở phía Đông và phố Gầm Cầu ở phía Tây; sau 1954 gọi chung là phố Gầm Cầu. Có cái tên đó là vì phố nằm dọc theo gầm cầu dẫn đường cho tàu hỏa lên cầu Long Biên.

 

Được gọi là phố, nhưng phố Gầm Cầu thực chất chỉ là hai lối đi hẹp men theo chân cầu xây.

Ngoài việc nằm ở gầm cầu với đường xe lửa “treo” lơ lửng phía trên, những đặc điểm khác làm nên sự lạ lùng của phố Gầm Cầu là con phố này hoàn toàn không có vỉa hè,  lòng phố có những đoạn chỉ hẹp 1,5m. Khung cảnh lao động, sinh hoạt trên phố Gầm Cầu cũng có những nét độc đáo, không giống với bất kỳ một đường phố nào khác ở Hà Nội.

 

http://media.dulich24.com.vn/diemden/pho-gam-cau-6004/pho-gam-cau-11.jpg

 

 

 

Sân ga Long Biên “treo lơ lửng” phía trên một đoạn phố khá dài. Từ dưới phố có thể thấy đoàn tàu và hành khách lên xuống ở sân ga. Một số đoạn phố rất hẹp, với bề ngang khoảng 1,5. Vì hẹp như vậy mà Gầm Cầu gần như là một phố của người đi bộ vì rất ít xe cộ đi qua đây.

 

Ở cuối phố, còn có một lối đi dẫn lên nhà ga Long Biên, từ đó có thể ra cầu Long Biên. Lối đi này rất ít người ở Hà Nội biết tới.Nếu như bên dãy số lẻ của phố Gầm Cầu rất chật hẹp với các cửa hàng chen chúc thì bên dãy số chẵn khá rộng rãi, được dùng làm bãi để xe và mở một số hàng quán.

 

 

 

Thời Pháp thuộc, phố Gầm Cầu là nơi ngụ cư của dân lao động. Ngày nay phố là một phố buôn bán. Không có vỉa hè, hàng hóa được bày tràn ra lòng phố.

 

Phải đến hơn nửa phố chuyên bán đồ sứ, thủy tinh.

Còn lại là giày dép và đồ nhựa.

1371868918_cdv_gamcau_08

Tập trung chủ yếu dân buôn bán và lao động ngoại tỉnh, nếp sinh hoạt ở phố Gầm Cầu khá dân dã…

…và phảng phất nét mộc mạc của một chợ quê.

 

Dù chưa được nhắc tới nhiều trên bản đồ du lịch nhưng phố Gầm Cầu là một con phố rất đáng để du khách đến thăm Hà Nội khám phá.

 

Nguồn Links: Phố Gầm Cầu | Du lịch Hoàn Kiếm – DuLịch24.com.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *